Khu vực miền Nam

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ quý hiếm của Nam Bộ trên đất Sen Hồng

Không chỉ là ngôi chùa lâu đời, chùa Bửu Hưng (xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) còn sở hữu báu vật hiếm có của Nam Bộ trên đất Sen Hồng…

Chùa Bửu Hưng nằm bên rạch Cả Cát. Ảnh: LT
Chùa Bửu Hưng (Bửu Hưng tự), nằm cạnh rạch Cả Cát nên còn được gọi là chùa Cả Cát, thuộc xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm TP Sa Đéc 9km. Đây là ngôi cổ quý hiếm của Nam bộ trên đất Sen Hồng.
 
Chùa Bửu Hưng do Thiền sư Nguyễn Đăng từ miền Trung vào xây cất lần đầu vào nửa sau thế kỷ XVIII (1777-1789). 
 
Lúc đầu, chùa được xây dựng bằng cây lá trên vùng đất vắng vẻ, tu theo phái Lâm Tế chánh tông. Khi Thiền sư Từ Lâm (1780 – 1859) kế thế trụ trì, chùa Bửu Hưng từng bước xây đắp thành ngôi đại tự.
Chùa Bửu Hưng nhìn từ bên ngoài. Ảnh: LT
Chùa Bửu Hưng nhìn từ bên ngoài. Xung quanh chùa là vùng đất rộng thoáng, nhiều cây xanh nên bốn mùa mát rượi. Điều này không chỉ tạo cho không gian ngôi chùa cổ thanh tịnh cần có của chốn thiền môn, mà còn là điểm đến lý tưởng của phật tử và du khách gần xa.
Mái được đầu tư công phu với những hoa văn cách điệu rất nghệ thuật. Ảnh: LT
Đến năm 1900, khi kế thế trụ trì, Yết Ma Như Lý Thiên Trường (1877 -1969) đại trùng tu, xây chánh điện, trạm trổ thêm bao lam, thần vọng, biển thờ, tạo thêm hoành phi, câu đối, chấn chỉnh già lam… Ảnh: Mái được đầu tư công phu với những hoa văn cách điệu rất nghệ thuật.
 
Tính đến nay, chùa Bửu Hưng đã có trên 200 năm tuổi, là một trong số ít ngôi chùa Phật giáo Bắc tông lâu đời ở Nam Bộ, nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn nét xưa, bảo quản gần như nguyên vẹn nhiều cổ vật quý như: các bức tượng gỗ có tuổi đời hàng trăm năm, các đồ đồng, đồ gốm…
Chánh điện được đầu tư côn phu với hệ thống liễn, đối... Ảnh: LT
Chánh điện được đầu tư công phu với hệ thống liễn, đối… 
Liễn được khắc công phu từng đường nét. Ảnh: LT
Liễn được khắc công phu từng đường nét.
Nhiều tượng gỗ xưa. Ảnh: LT
Trong chùa lưu giữ nhiều tượng gỗ xưa quý hiếm. 
 
Chùa Bửu Hưng xây dựng theo kiến trúc chữ Tam (15-50m) gồm Tiền đường, Chánh điện và Nhà tổ với 100 chiếc cột được chế tác từ danh mộc với sự gia công giàu tính thẩm mỹ, nghệ thuật, nhưng hết sức vững chắc…
Tượng phật A Di đà do vua Minh Mạng ban. Ảnh: LT
Đặc biệt, tại khu vực chính điện, ngoài các pho tượng Thích Ca, Địa Tạng, Thiện Hữu, Ác Hữu… còn có tượng Phật Di Đà bằng gỗ cao 2,5m rất độc đáo. Theo tư liệu của nhà chùa, thì pho tượng này đã được Vua Minh Mạng ban.
 
Ngày 3.8.2007, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận và xếp hạng chùa là Di tích cấp quốc gia.

LỤC TÙNG

Được gắn thẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *