Hoạt động Phật Giáo

Chùa Bổ Đà: Nơi có vườn tháp đẹp và lớn nhất Việt Nam

Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Đây cũng là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu tại chùa.

Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ, toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Một trong những nét đặc sắc của chùa Bổ là khu vườn tháp tăng nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà trên diện tích gần 8.000 m², là nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị hòa thượng dòng thiền Lâm Tế.

Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổ, toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Một trong những nét đặc sắc của chùa Bổ là khu vườn tháp tăng nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà trên diện tích gần 8.000 m², là nơi tàng lưu xá lị, tro cốt nhục thân của các vị hòa thượng dòng thiền Lâm Tế.

Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu hành tại chùa qua các thời kỳ lịch sử. Mỗi cây tháp an táng từ 4-26 thi hài; đa số tháp trong vườn là tháp 3-4 tầng với độ cao 3-5 mét, những ngôi tháp sư tổ còn cao rộng hơn nữa.
Với khoảng 100 ngôi tháp, vườn tháp chùa Bổ Đà được đánh giá là đẹp và lớn nhất trong số những ngôi cổ tự ở Việt Nam. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu hành tại chùa qua các thời kỳ lịch sử. Mỗi cây tháp an táng từ 4-26 thi hài; đa số tháp trong vườn là tháp 3-4 tầng với độ cao 3-5 mét, những ngôi tháp sư tổ còn cao rộng hơn nữa.
Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp, được xây dựng theo quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán có ghi rõ: 'Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng trên đỉnh có hình bình cam lộ đặt trên tòa sen, tháp của ni trên đỉnh có búp sen.'
Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp, được xây dựng theo quy định riêng và rất chặt chẽ của thiền môn. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán có ghi rõ: ‘Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng trên đỉnh có hình bình cam lộ đặt trên tòa sen, tháp của ni trên đỉnh có búp sen.’
Nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó xây dựng một bức thành dài bao quanh vườn tháp, tạo vẻ thanh tịch, sâu lắng cho khu vườn tháp.
Nhà chùa đã dùng đá núi, gạch chỉ và đất thó xây dựng một bức thành dài bao quanh vườn tháp, tạo vẻ thanh tịch, sâu lắng cho khu vườn tháp.
Chùa có hệ thống bố cục kiến trúc hài hòa được xây dựng bằng gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.
Chùa có hệ thống bố cục kiến trúc hài hòa được xây dựng bằng gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.
Cổng vào chùa nền lát đá muối với nhiều kích thước khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Điểm đặc biệt ở đây là những bức tường xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, tạo vẻ trầm mặc, gần gũi của vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ.
Cổng vào chùa nền lát đá muối với nhiều kích thước khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Điểm đặc biệt ở đây là những bức tường xây bằng tiểu sành giống như làng Thổ Hà, tạo vẻ trầm mặc, gần gũi của vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đây cũng là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu u tịch; xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc.
Đây cũng là nơi sơn thủy giao hòa, nhìn sông tựa núi, cảnh sắc, không gian nhuốm màu u tịch; xung quanh là đồi núi xóm làng bao bọc.
Quần thể chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm: Chùa cổ có tên Bổ Đà sơn (gọi tắt là chùa Bổ Đà, chùa Bổ; hay chùa Quán Âm); chùa chính Tứ Ân, Am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê). Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Thạch tướng quân (tức Thạch Tướng Đại Vương - người có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm).
Quần thể chùa Bổ Đà là một tập hợp di tích gồm: Chùa cổ có tên Bổ Đà sơn (gọi tắt là chùa Bổ Đà, chùa Bổ; hay chùa Quán Âm); chùa chính Tứ Ân, Am Tam Đức (xây dựng sau, vào thời Hậu Lê). Ngoài ra trên núi Bổ Đà còn có đền thờ Thạch tướng quân (tức Thạch Tướng Đại Vương – người có công giúp vua Hùng thứ 16 chống giặc ngoại xâm).
Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016 và bộ kinh phật khắc trên gỗ thị lưu giữ trong chùa được đánh giá là cổ nhất của dòng thiền Lâm Tế.
Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016 và bộ kinh phật khắc trên gỗ thị lưu giữ trong chùa được đánh giá là cổ nhất của dòng thiền Lâm Tế.
Chùa là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm, một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật.
Chùa là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm, một trong những nơi còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật.
Hội chùa Bổ Đà hàng năm tổ chức từ ngày 16-18/2 âm lịch rất long trọng và đông vui (phần lễ kéo dài từ Tết Nguyên Đán). Đó là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa Bổ Đà.
Hội chùa Bổ Đà hàng năm tổ chức từ ngày 16-18/2 âm lịch rất long trọng và đông vui (phần lễ kéo dài từ Tết Nguyên Đán). Đó là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa Bổ Đà.

Mai Mai – Vietnam+

Được gắn thẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *