Khu vực miền Bắc

Chùa Sải

Chùa Sải, tên chữ là Tĩnh Lâu tự, nằm bên bờ Hồ Tây trên địa phận làng Hồ Khẩu thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Tĩnh Lâu được công nhận di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 1460 QĐ/BT ngày 26 tháng 6 năm 1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam.

Tương truyền; Chùa tồn tại trên 600 năm, ban đầu là một am nhỏ thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông coi hương khói, nên còn có tên là chùa “Sãi”, sau dân làng gọi chệch ra là chùa Sải, chùa có tên tự là “Thanh Lâu Tự” .Năm thiệu trị thứ 6 (1846) bia hậu của chùa vẫn ghi tên đó. Từ niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1862) trong bia tu bổ chùa đã thay đổi hiệu là “Tĩnh Lâu Tự” và từ đó tới nay hiệu chùa không thay đổi.

Năm 2005 chùa được nhà nước hỗ trợ đền bù đất giải phóng mặt bằng kè Hồ Tây hơn 1 tỷ và cho phép nhà chùa trùng tu ngôi chánh điện. Năm 2006 Ni sư trụ trì làm lễ đặt đá khởi công xây mới tòa chánh điện với qui mô khang trang như hiên nay. Công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép và hơn 100m3 gỗ lim, dưới hầm là giảng đường, nhà ăn, trường học, trên là chánh điện khung đỡ là 20 cột gỗ lim đường kính 0,4m, cao 5m, mái lợp ngói lưỡi hài, lan can là 42 trụ đá được trạm khắc thể hiện 42 thủ ấn của đức Quan Am.

Lịch sử

Theo văn bia cổ còn lưu giữ tại chùa, ngôi chùa nằm trên một diện tích rộng lớn đến 10 công mẫu, sát mép nước hồ Tây. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì chùa Tĩnh Lâu có từ thời Lý. Trước đây chùa có tên gọi là Thanh Lâu tự và có tên gọi nôm là chùa Sải, về sau đến thời nhà Nguyễn thì đổi tên thành chùa Tĩnh Lâu.

Gần 0h ngày 5 thắng 11 năm 2016, hỏa hoạn bùng lên tại chùa Tĩnh Lâu (quận Tây Hồ, Hà Nội). Nhà tổ, nơi thờ sư trụ trì chùa các đời, gần như bị thiêu rụi. Theo ghi nhận, hỏa hoạn được phát hiện tại chùa Tĩnh Lâu khoảng 23h40 ngày 4 tháng 11 năm 2016 và nhanh chóng bốc cao. Từ xa cả km, nhiều người quan sát thấy lửa và cột khói bốc lên ven hồ Tây.

Cảnh quan

Chùa tọa lạc bên bờ tây Hồ Tây, trong một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc, mặt nhìn xuống Tây Hồ, phía tây chùa có núi Tản Viên châu về, phía Bắc có núi Tam Bảo hướng tới, chùa có thế đứng vững trãi bền lâu cho ngàn đời, nơi đây là một thắng cảnh bậc nhất của đô thành xưa và ngày một sạch đẹp hơn.

Chùa được dựng trong một khu vực có cảnh quan đẹp, phía trước chùa là hồ Tây, và cảnh quan toàn khu vực còn có sự hiện diện của chùa Trấn Quốc, đền Vệ Quốc, phủ Tây Hồ… tạo nên một quần thể di tích văn hóa.

Chùa có nối kiến trúc chùa cổ Á Đông mà đơn giản, toàn bộ khung bằng gỗ, mái lợp ngói lưỡi hài, trước điện Phật và trong có sân trang trí bởi cây cảnh thoáng đãng, gồm 5 gian nhà tiền đường, 3 gian nhà hậu cung có bậc tam cấp, hai bên là cột đồng trụ có câu đối, có Nghê chầu nghiêm trang cổ kính. Thượng điện thờ Phật và các Bồ tát, trong chùa có trang trí 43 pho tượng Phật được tạo tác vào thế kỷ thứ XVIII, có 15 bia ghi công đức của các vi tền bối trong việc cúng tiến ruộng ao, trùng tu, đúc chuông, và nhiều hoành phi câu đối. Đặc biệt chùa còn bảo tồn một quả chuông cỡ lớn 1,1m x 0,85m có niên đại Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và toà Cửu Long quí hiếm.

Đặc điểm

Tam quan chùa làm theo kiểu vòm cuốn với kiến trúc hai tầng tám lá mái, được lợp ngói theo kiểu ngói ống giả vôi vữa tạo ra vẻ thanh thoát nhẹ nhàng. Khu chính điện của chùa được kết cấu theo kiểu chữ đinh (丁), gồm năm gian tiền đường và bốn gian hậu cung. Mái chùa lợp ngói mũi hài, bờ nóc ở hai đầu kìm đắp hai dấu vuông, bờ dải phía dưới xây theo kiểu tam cấp trên trang trí các hoa văn hình chữ triện. Phía trước chùa được mở đầu bằng hai cột đồng trụ xây nối liền với tường hồi của gian tiền đường, trên đỉnh cột đồng đắp đôi nghê trong tư thế chầu nhằm thể hiện mục đích soi xét tâm linh con người trước khi bước vào cửa thiền. Dưới mỗi đôi nghê là mui luyện, lồng đèn và trên đó đều đắp các hình trang trí như đầu rồng, mặt hổ phù, hoa lá v.v. Thân trụ được tạo vuông các mặt để viết câu đối lên trên đó.

Trong chùa Tĩnh Lâu còn lưu giữ được những tác phẩm có giá trị mang phong cách nghệ thuật Việt Nam từ thế kỷ 17. Đáng chú ý là tòa Cửu Long của chùa được làm khác với các các tòa Cửu Long khác, mang dáng dấp của một chiếc lọng che (bảo cái).

Ba pho tượng Tam thế trong chùa được tạo tác vừa phải gần với kích cỡ của người thật, trong tư thế ngồi kiết già trên đài sen ba lớp với khuôn mặt thon nhỏ, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười và đôi mắt khép hờ như đang nhìn xuống. Ngoài ra còn có 38 pho tượng lớn nhỏ khác, trong đó bộ tượng A Di Đà cao 1,34m là bộ tượng lớn nhất trong Phật điện. Tại cửa ra vào còn treo một quả chuông đồng được đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), trên chuông khắc dòng chữ Thanh Lâu thiền tự (nghĩa là chuông chùa Thanh Lâu).

Trong chùa còn lưu giữ 15 tấm bia đá, khu vườn Tháp mộ cùng nhiều hoành phi, câu đối cổ đã khiến cho di tích chùa Tĩnh Lâu trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo hoàn chỉnh và là một cấu trúc nguyên mẫu về chùa cổ Việt Nam.

Phát hiện mộ cổ

Tháng 4 năm 2007, trong khi đào bới bằng xà beng, tốp thợ đã phát hiện một ngôi mộ cổ được táng theo kiểu “trong quan ngoài quách”. Với kiểu xây dựng hình mu rùa, bước đầu xác định ngôi mộ này dành cho một người đã khuất thuộc tầng lớp thuộc hàng vương thất, quan lại hoặc chí ít cũng là người giàu có.

Trên nền đất chùa Tĩnh Lâu cách đây khoảng 40 năm cũng từng phát hiện một ngôi mộ của một công chúa.

Được gắn thẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *