Khu vực miền Bắc

Chùa Sủi

Chùa Sủi có tên là Đại Dương Sùng Phúc tự, là một ngôi chùa cổ tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời Lý – Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi. Sư trụ trì hiện nay là đại đức Thích Thanh Phương. Chùa vừa được trùng tu lại năm 2006, nằm trong cụm đình-chùa-đền (thờ Ỷ Lan nguyên phi).

Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi, chùa còn có tên là “Đại Dương Tự” hay “ Đại Dương Sùng Phúc Tự”, chùa được Dương Phi Ỷ Lan ở Dương Xá dựng vào năm 1115.

Chùa Sủi hiện là một di tích lịch sử cấp quốc gia, tọa lạc tại Làng Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm. Trụ trì hiện nay là: Đại đức Thích Thanh Phương. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung và dãy hành lang mỗi bên có 7 gian. Chùa Sủi tự bản thân nó đã là một danh lam chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử và kiến trúc, lại nằm liền với ngôi đình làng khang trang thờ vị tướng có công giúp vua Đinh dựng nghiệp đế vương. Tượng thờ tại chùa đều có niên đại vào khoảng thế kỷ 17, 18, 19. Trong 73 pho tượng tại chùa có nhiều pho tượng có giá trị về thẩm mỹ tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lê.

Nơi đây trước Cách mạng tháng tám năm 1945, cũng như trong kháng chiến chống Pháp chùa là nơi hội họp của các tổ chức Cách mạng, chính dưới gốc cây Si có từ 600 đến 700 năm tuổi đã diễn ra lễ ra mắt đoàn thanh niên Phú Thị, sau 1945 nơi đây mở các lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ và diễn ra nhiều hoạt động khác. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa và đình là nơi chú quân của nhiều đơn vị bộ đội, nơi sơ tán của Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm, sau đó là trường đào tạo cán bộ.

Chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì, kế vị trụ trì cho đến nay là Đại đức Thích Thanh Phương. Từ 1992 đến 2005 Đại đức đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đại trùng tu toàn bộ ngôi chùa và đền gồm: Đại điện, Tổ đường, Niệm Phật Đường và các công trình khác theo lối kiến trúc cổ truyền, hiện chùa còn lưu giữ một số cổ vật như; cổ chuông, khánh, ván, kinh… Hiện nay Đại đức là Ủy viên Ban hoằng pháp Hà Nội.

Năm 2009, Đại đức đã làm lễ đặt đá khởi công xây dựng chùa Tịnh Viện Vân Sơn xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, dự kiến hoàn thành vào năm 2015 (diện tích 36ha).

Lịch sử

Chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm (không rõ cụ thể năm). Năm 1066, Nguyên phi Ỷ Lan về đây cầu tự sinh thái tử Càn Đức, rồi cho xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1115.
Chùa được xây dựng theo hướng phía trước có hình chim Chu Tước, có đường thiên lý thông xuống phía Nam, phía sau có hình chim Huyền vũ, có thôn gồm muôn nhà trấn bên ngoài, bên trái có hình rồng xanh trùng trùng hướng về, bên ngoài có hình hổ cuồn cuộn chầu tới.

Chùa xây theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung và hai dãy hành lang (mỗi bên 7 gian), đầu hai hành lang giáp với tiền đường là 2 lầu tám mái treo chuông đồng, khánh đá.

Chùa có số lượng tượng lớn và có niên đại tạo tác từ thế kỷ 17, 18 và 19. Trong số 73 pho tượng cổ có nhiều tượng có giá trị thẩm mỹ cao, tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lê, Nguyễn. Phong cách tạc tượng mang nhiều nét dân gian, có vẻ đẹp dung dị của nền nghệ thuật dân gian cực thịnh vào thế kỷ 17, 18.

Khánh đá lớn có từ năm Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725), chuông đồng lớn treo trên lầu tám mái phía Tây mang niên hiệu Cảnh Thịnh (1800) thời Tây Sơn.

Chùa được trùng tu vào các năm: 1633, 1636, 1701, 1821, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21 tháng 1 năm 1989

Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, qua cầu Chui rẽ phải theo quốc lộ 5, qua Trâu Quỳ 3 km. Chùa được xây dựng cùng với đền Sủi và đình làng Sủi trên một khu đất cao, rộng thành một cụm kiến trúc. Chùa có hai tòa nhà song song với hậu cung đình, với tam bảo hình chuôi vồ, năm gian tiền đường và ba gian hậu cung.

Được gắn thẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *