Khu vực miền Trung

Chùa Thánh Duyên

Núi Túy Vân nằm phía nam kinh thành Huế khoảng hơn 40 Km , có thể đến Túy Vân theo hướng quốc lộ I qua cầu Trừng Hà , cũng có thể đi theo ven bờ biễn hướng Thuận An Hòa Duân Vinh Hiền hay qua phà ở Đá Bạc , một cây cầu đang bắc ngang cửa Tư Hiền nối đất liền với hải đảo này , có lẽ cầu sẽ hoàn thành vào năm tới

Chùa Thánh Duyên , một ngôi cổ tự nằm trên đỉnh Túy Vân có cổng tam quan quay về hướng đông nam , phía trước là biển đông , chếch bên trái là cửa Tư Hiền , phía tây là núi Bạch Mã , Trường Sơn dưới chân bao quanh là một vùng đầm phá Cầu Hai – Đá Bạc , phía chính đông là núi Linh Thái

Trong sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu trang 205 chép chuyện : “ Vua Minh Mạng ngự chơi cửa Tư Dung ( một tên gọi cửa Tư Hiền ) , lên núi Linh Thái thấy tháp đá cột trụ khắc chữ Mọi . Thông ngôn ở Kinh đều nói rằng “ không phải chữ Xiêm , Lào không thể dịch được ” Vua sắc cho tỉnh Bình Thuận phái một người biết chử Chiêm Thành tới Kinh . Đến nơi người ấy nói rằng : “ Chữ Thổ có 2 thể : ChiêmThành và Bà Ni , đây là thể chữ Ba Ni , không phải chữ Chiêm Thành nên không dich ra được

Vua bèn sai in ra một tờ khiến hỏi khắp cùng thiên hạ có ai biết nghĩa dịch ra đem tâu cho vua ” cho đến nay câu hỏi đó vẫn còn là điều bí ẩn , cột đá kia còn hay mất cũng không người nào biết

Trong một chuyến tuần du khác Hoàng đế phán rằng : “ Trên đỉnh Linh Thái còn lại dấu vết của một tòa tháp cổ , dưới có tượng đá ,voi đá bày la liệt , lâu ngày nghiêng đổ , cỏ rêu phũ lấp , tuy việc đã lâu , dấu đã mất , không thể xét nghiệm được , nhưng mà do miếu che chở , cũng hầu có đợi người sửa sang , vây nên tu bổ lại tất cả cho trọn vẹn nhân quả tốt các ngươi phải kính tuân đấy

Năm 1836 tức vào năm Minh Mạng thứ 17 vua lại ra chỉ dụ rằng :

“ Núi Thúy Hoa và núi Linh Thái ở cửa biễn Tư Hiền khói biếc bao quanh , mây xanh hợp lại , là chổ khí thiêng chung đúc. Hoàng Tổ Hiễn Tôn Hiếu Minh Hoàng Đế vì dân cầu phúc từng dựng chùa cầu phật ở hai núi ấy , chiếm riêng một bầu trời tốt đẹp trước hân binh biến cõi phạt thành ra gò cồn . Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế , dựng lại cơ đồ nhà Hạ , làm nối lại vận mệnh nhà Chu , lúc bửa đầu đang vội sửa sang việc nước chưa kịp nghĩ tới . Trẫm kính nối ngôi cao , noi theo phép lớn , trên nhờ trời giúp, tôn miếu để phúc cho trong lặng ngoài yên , nước nhà nhàn rỗi , trước nhân đi tuần chơi cõi biễn , nhớ mến dấu cũ , để mắt vào chổ nền cũ móng xưa , sực nỗi lòng muốn xây đắp vàng son rực rỡ. Nay chuẫn cho dựng lên ở núi Thúy Hoa : Một chùa , một gác , một tháp . Chùa tên gọi là chùa Thánh Duyên , gác gọi là gác Đại Từ , tháp gọi là tháp Điều Ngự và dựng một chùa một lầu ở núi Linh Thái , chùa gọi là chùa Trấn Hải , lầu gọi là lầu Vọng Hải để cho tượng phật có vẻ trang nghiêm cùng với núi cao biễn trong bền vững lâu dài mãi mãi ” chủa Thánh Duyên được đại trùng tu va gần như xây mới theo chỉ dụ đó.

Chùa Thánh Duyên , trước là một ngôi cổ tự do chúa Nguyễn Phúc Chu (Hiễn Tông Hiếu Minh Hoàng Đế năm 1691) lập nên , đến năm 1836 vua Minh Mạng cho xây mới toàn bộ ngôi cỗ tự trên nền móng cũ và đặt tên cho ngôi chùa 3 gian 2 chái này là Thánh Duyên , về sau xây thêm bên trái điện thờ một tăng xá để làm chổ cho sư trù trì và một nhà bếp , dần theo những biến đổi thăng trầm với thời gian , mưa nắng bảo táp , mối mọt trong gần 200 năm qua cho dù có khi nhà chùa và đạo hữu sửa sang lại đôi chút nhưng cũng vẫn không chống cự lại được sự tàn phá gậm nhấm của thời gian và thiên nhiên , hiện nay ngôi chùa đã hư hỏng trầm trọng vừa được trùng tu một phần nhỏ như : cổng tam quan và chính điện theo kiễu mới chỉ còn lại tháp Điều Ngự vẫn còn giử nguyên dáng vẽ của ngày trước.

Trong chùa Thánh Duyên hiên tại còn lưu giữ một bộ sưu tập rất quí đó là tượng 18 vi La Hán được đúc bằng dồng với những nét diêu khác tuyệt vời thể hiên nghê thuật đúc tượng vào thế kỷ XiX

Tháp Diều ngự tuy tàn tạ nhưng cái hồn của ngôi tháp thì vẫn còn phãn phất đâu đó trong không khí tỉnh mịch , với gió biễn thổi rít xuyên qua những nhánh thông già hàng trăm tuổi trên đĩnh núi Túy Vân nằm dưới chân ngôi tháp Ở đó bãn giao hưỡng giữa hiện tại và quá khứ được cất lên bất tận , tháp Điều Ngự nằm phía sau chánh điện , toa lạc trên một gò đất cao , tháp có lối kiến trúc đế hình vuông với diện tích khoảng 16 đến 18m2 gồm có 3 tầng , cao 3 ( 5 ) trượng 6 thước 9 tất , mỗi tầng đều có lan can , và 3 cửa vòm , điện thờ Phật ở tầng dưới ,có trụ đồng trên nóc , lắp bánh xe pháp luân có đeo chuông nhỏ , gió thổi chuông đồng vang rất xa , rất hay ở chân núi , tíếng reo cũng còn nghe thấy , nay thì bánh xe pháp luân rơi đâu mất lúc nào cũng không ai biết đến , điện thờ Phật quay mặt về hướng tây , Vua Minh Mạng đã cho dựng bia ở trong khuôn viên chùa , , trong dó có bài Đăng Điều Ngự tháp là hay nhất

Nguy nga bảo tháp cứ sơn điên
Thập cấp nhi đăng khởi quyện yên
Tứ diện đài quan lâm đại địa
Tam tăng cao súc lập trung thiên
Vĩnh lưu Điều Ngự thiên thu tại
Thường chuyễn Pháp Luân vạn cổ truyền
Nội điễn vi am thông Diệu Đế
Thiện tâm sung khuếch ngộ chân thuyên

Còn văn bia của vua Thiệu Trị dựng phía tả cổng chùa , có khắc bài thơ “ Vân Sơn thắng tích ” , bia cao 1m2 , rộng 0.8m , dày 0,16m , bia ghi tháng 7 nhuận năm Thiệu Trị thứ 3 như sau :

Tích thúy toàn ngoan bất kế xuân
Dầu long ẩn phục liệt lân tuân
Huệ phong chung độ u lâm hưởng
Không cốc hương la pháp hải tân
Thụ luyến từ vân phù bích lạc
Kính xuyên tăng kịch tạp hồng trần
Thánh duyên phổ tế hàm quy thiện
Phật tích tăng quan tự hữu nhân

(Tạm dịch )
Vòi vọi non xanh ước mấy xuân
Rắn rồng nương náu chốn hang thần
Gác thiền chuông điểm rừng sau dội
Cõi diệu hương đưa biển pháp nhuần
Cây vướng mây lành lên thượng giới
Đường xuyên guốc sãi lấm hồng trần
Duyên vua rưới khắp đời quy thiện
Cảnh Phật huy hoàng hẳn có nhân

Bia của vua Thiệu Trị dựng phía tả cổng chùa , có khắc bài thơ “ Vân Sơn thắng tích ” , bia cao 1m2 , rộng 0.8m , dày 0,16m , bia ghi tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 3 , còn trên núi Linh Thái, năm Đinh mùi Thái Tông thứ 19 sai thủ hạ Trần Đinh Ân lấy đất dựng chùa gọi là chùa Vinh Hòa , sau vua Minh Mạng mới cho tu bổ lại

Chùa Thánh Duyên được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ 9 trên 20 thắng tích của đất Thầnh Kinh Văn vật , leo lên trên đỉnh tháp để nhìn ngắm toàn cảnh không gian bên dưới là làng mạc , đầm phá , núi non , biễn cả , thật đúng nơi đây là một danh thắng hiếm hoi của đất nước mến yêu

Nếu tìm một nơi để có thể nhìn thấy toàn cảnh của chùa Thánh Duyên , núi Túy Vân và toàn vùng đầm phá Cầu Hai – Hà Trung , cửa biễn Tư Hiền thì không nơi đâu bằng đứng trên đồi vọng cảnh của đĩnh Bạch Mã hoặc là ngồi trên du thuyền hay đò ngang đi loanh quanh trên mặt nước sóng lăng tăng êm ã của dầm cầu Hai mỗi khi trời yên bể lặn nhất là lúc hoàng hôn vừa xuống hay là lúc ánh dương vứa ló dạng ở chân trời , sương mù mờ ảo cảnh vật, thình thoảng có con cá nhãy ngược tung lên khỏi mặt nước thấp thoáng trong mơ hồ đâu đó khách tưởng như đang theo bước chân của Từ Thức lến chốn Bồng lại.

Ngôi chùa có tượng Thập bát La Hán bằng đồng lớn nhất

Vào thời Minh Mạng, nhà vua cho đúc bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật đúc đồng vào thế kỷ XIX. Đây được xem là bộ sưu tập quý giá vì thể hiện khả năng đúc đồng của nghệ nhân Việt Nam.

Chùa Thánh Duyên là một ngôi cổ tự nằm trên núi Túy Vân, cách thành phố Huế khoảng 40km. Chùa có cổng Tam quan quay về hướng Đông Nam, phía trước là biển Đông, chếch bên trái là cửa Tư Hiền, phía Tây là núi Bạch Mã, Trường Sơn, dưới chân bao quanh là một vùng đầm phá Cầu Hai – Đá Bạc, phía chính Đông là núi Linh Thái.

Chùa do chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) xây dựng vào năm 1692. Đến năm 1836, vua Minh Mạng (1820 – 1840) cho xây mới toàn bộ ngôi cổ tự trên nền móng cũ và đặt tên cho ngôi chùa 3 gian 2 chái này là Thánh Duyên. Chùa xây dựng theo phong cách kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc” với bố cục chùa (Thánh Duyên) – Gác (Đại từ) – Tháp (Điền Ngự), thể hiện tư tưởng Tam giáo đồng nguyên.

Vào thời Minh Mạng, nhà vua cho đúc bộ tượng Thập bát La Hán bằng đồng với những nét điêu khắc tuyệt vời của nghệ thuật đúc đồng vào thế kỷ XIX. Đây được xem là bộ sưu tập quý giá vì thể hiện khả năng đúc đồng của nghệ nhân Việt Nam. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 55cm, chiều ngang từ 34 đến 42cm đặt trên một đế cao 13cm.

Chùa lưu giữ bộ tượng Thập bát La Hán bằng tre được lưu giữ trong chính điện. Điểm đặc sắc của bộ tượng này được làm bằng tre, cho thấy sự công phu, tinh xảo của các nghệ nhân vào thời vua Minh Mạng. Mỗi tượng có chiều cao khoảng 18cm, chiều ngang từ 5 đến 6cm, đặt trên một đế cao 4cm. 18 pho tượng La Hán này đều được sơn son thếp vàng.

Được gắn thẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *