Ở Nhật, tặng quà là một nghệ thuật, thể hiện tình bạn, sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ. Nghi thức tặng quà rất quan trọng. Quà luôn được đựng trong một hộp quà nhỏ, được bọc rất đẹp bằng loại giấy chất lượng, và sau đó món quà được trao cho đối phương với đầy sự kính trọng. Cũng bởi vì tại Nhật, ý nghĩa tượng trưng của món quà rất là quan trọng, do đó món quà thật sự cũng thường rất khiêm tốn.
Người ta mong đợi trao quà tặng ngay trong lần đầu gặp gỡ, và món quà sẽ trở thành một phần trong cuộc làm ăn của bạn. Do đó khi lần đầu tiên gặp mặt, hãy mang theo mình một món quà được bọc đẹp đẽ, chất lượng nhưng không quá đắt. Đó là một cử chỉ thể hiện bạn mong muốn có một mối quan hệ lâu bền với đối phương.
Có một thông lệ tại Nhật, là đối tác sẽ tặng lại mình một món quà bằng nửa giá trị món quà họ đã nhận. Nếu quà của bạn quá đắt, thì nó sẽ gây ra một tình huống khó xử, kể cả là món quà mà họ đáp lễ chỉ bằng ½ món quà của bạn.
Tuy vậy nếu bạn là một chuyên viên cấp cao của công ty thì bạn đừng ngần ngại nhận một món quà xa xỉ từ phía đối tác Nhật Bản. Người Nhật rất thận trọng, họ căn cứ theo cấp bậc, mối quan hệ làm ăn để tặng quà.
Nếu bạn mang một món quà để tặng đối tác thì đừng chờ đến cuối buổi mới đưa ra. Cùng đừng mới đến đã khiến họ bất ngờ bằng bọc quà của bạn. Cách tốt nhất là hãy nói với ông/bà ấy trong khi đang nói chuyện rằng bạn có một món quà nhỏ bạn muốn tặng họ vào cuối buổi. Cách nói bóng gió về điều này sẽ thể hiện sự tôn trọng nghi thức tặng quà của người Nhật Bản và cho phép bạn có cơ hội đặt trước một cuộc hẹn cho một thành viên nữa tham gia cuộc họp, nếu cần (người đó sẽ mang quà tới).
Khi trao quà, bạn hãy cầm bằng hai tay và cúi mình xuống, và nói cho họ biết :” Món quà này không thể sánh bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa chúng ta”. Hãy nói rằng đây chỉ là một “món quà nhỏ”, kể cả là món quà rất đắt đi chăng nữa, quan trọng là truyền đạt thiện ý của bạn.
Người Nhật sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn khoảng 1 hay 2 lần trước khi họ nhận nó. Và họ cũng không mở quà khi có mặt của bạn. Khi bạn nhận quà từ một người Nhật cũng vậy, bạn nên làm y hệt thế: từ chối 1 hay 2 lần rồi sau đó nhận món quà bằng hai tay và không mở gói quà khi có mặt người tặng còn ở đó.
Trong một năm, theo truyền thống Nhật Bản thì có hai dịp người ta chính thức tặng quà nhau. Một dịp là vào giữa mùa hè (O-Chugen) và dịp khác là vào cuối năm (O-Seibo). Bạn nên tặng quà vào những dịp này.
Những món quà là đồ ăn hay đồ uống (bánh, kẹo đắt tiền, và hoa quả) cũng là những lựa chọn tốt. Nếu bạn mang theo một món quà từ đất nước của bạn, hãy kiểm tra thật kỹ và đừng mua sản phẩm ghi :”Made in Japan”. Và đừng chọn những sản phẩm của công ty bạn làm quà tặng với logo công ty hiện ngay trên quà tặng.
Theo như cách các doanh nghiệp hay làm thì người ta thường đến Nhật mới mua và gói quà. Làm như vậy thì món quà sẽ chuẩn xác.
Trong văn hóa Nhật Bản, biểu tượng cũng có nhiều ý nghĩa như văn hóa Trung Hoa vậy. Một món quà có cặp (một bộ đôi) được cho là điềm may, nhưng nếu là bộ bốn chiếc hoặc chín chiếc thì lại bị cho là điềm gở.
Thêm vào đó, số 4 cũng bị cho là số tử và màu đỏ thì gắn với tang lễ, do đó đừng bao giờ tặng một chiếc bút mực đỏ hay viết thiệp bằng màu đỏ. Sách không phải là những món quà thích hợp; và những vật sắc như dao kéo hay dao rạch giấy cũng bị cho là “chia cắt quan hệ”
Bạn đừng xem những biểu tượng và nghi thức tặng quà trên là quá rắc rối, tìm hiểu về chúng bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều. Và thậm chí bạn có thể thấy hứng thú khi chọn quà cho những bạn hàng của mình.
Trong văn hóa kinh doanh của người Nhật, tặng quà là cả một nghệ thuật, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước bất thành văn có liên quan ở Nhật Bản có thể giúp bạn xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các đối tác người Nhật.
- Ở Nhật, cách thức tặng quà rất quan trọng. Món quà phải được gói một cách chăm chút. Tránh dùng những loại giấy gói có màu quá sáng. Đặc biệt tránh màu trắng vì nó tượng trưng cho màu tang tóc. Ngoài ra còn phải tránh tặng những món quà liên quan đến số 4, vì chữ “tứ” gần giống với chữ “tử”. Người Nhật có thể rất mê tín về điều này.
- Khi tặng quà phải sử dụng cả hai tay, khi trao danh thiếp cũng vậy. Trước khi chấp nhận món quà, người Nhật thường thể hiện một sự miễn cưỡng nhẹ, và họ không bao giờ mở quà khi có mặt người tặng. Đó được xem là phép lịch sự.
- Bạn không thể tặng quà một cách tùy tiện, ngoại trừ những dịp có lý do thật hợp lý và rõ ràng, chẳng hạn như trong cuộc họp đầu tiên. Tốt nhất là bạn nên có một số gợi ý tế nhị về mong muốn tặng một món quà để bày tỏ sự tôn trọng hoặc làm vật lưu niệm trong tương lai gần.
- Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những người có mặt, vì nó được xem là cực kỳ thô lỗ khi tặng quà chỉ cho một người. Hoặc là tặng quà cho cả nhóm, hoặc là tặng mỗi thành viên một món quà.
- Quà tặng có logo của công ty cũng như quà tặng bằng tiền là điều cấm kỵ ở Nhật. Bản thân món quà phải có vẻ khiêm tốn càng nhiều càng tốt so với giá trị thật của nó. Điều này là bình thường trong tất cả các nền văn hóa Châu Á. Tình bạn phải luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải là những đối tượng vật chất, là thứ chỉ mang tính tượng trưng.
- Thời điểm tốt nhất để tặng quà là khi cuộc gặp kết thúc. Theo truyền thống Nhật Bản, dịp giữa năm (ngày 15 tháng Bảy) là thời điểm mọi người thường chính thức tặng quà cho nhau. Ngoài ra còn những dịp khác như ngày đầu tháng Giêng hoặc dịp cuối năm.
- Nếu muốn tặng nhiều món quà, bạn phải lập một bảng danh mục quà tặng có giá trị tương xứng với các chức vụ trong công ty. Quà tặng là những sản phẩm không có trong thị trường nội địa và những món quà đắt giá luôn được hoan nghênh và trân trọng tại Nhật Bản. Bút rất thích hợp để làm quà tặng cho các đối tác người Nhật, vì nó là một biểu tượng của kiến thức. Ngoài ra, nó cũng dễ gói hơn.
Lựa chọn quà tặng cho người Nhật thật ra không phải là việc khó khăn, chỉ cần bạn lưu ý một số quy tắc ở trên. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác không phải vì bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hóa của bạn.