Quà tặng đối tác

Những kiến thức cần thiết về văn hóa tặng quà cho hoạt động kinh doanh quốc tế

Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với đối tác quốc tế, ngoài việc phải lo những nội dung cần trình bày và thảo luận trong cuộc gặp, trong một số trường hợp, bạn còn cần phải có một món quà giành tặng cho đối tác. Việc tặng quà được coi là một cử chỉ văn minh ở một số nước nhưng cũng có thể bị coi như một hành động hối lộ ở một số nước khác. Hiểu biết về quan điểm với việc tặng quà, cách thức tặng quà, sở thích về quà tặng… phù hợp với các đối tác đến từ những nền văn hóa khác là yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng tốt và có nhiều cơ hội thành công.

Một vài công ty đa quốc gia và một số chính phủ có những chính sách rất nghiêm ngặt liên qua tới việc nhận quà của nhân viên. Để tránh gây ra hiểu nhầm, bạn nên tìm hiểu kỹ những chính sách của các công ty này trước khi bạn đến làm việc với họ.

Những nước như Malaysia và Paraguay, vấn nạn tham nhũng rất lớn, do đó họ tránh những món quà dễ bị hiểu nhầm là hối lộ. Ở Malaysia, bạn không nên tặng quà trừ khi bạn đã tạo được một mối quan hệ bạn hàng thân thiết với họ. Còn tại Singapore, nhân viên của chính phủ không được phép nhận quà, và Hoa Kỳ thì quy định mức giới hạn cao nhất cho một món quà là 25 USD.

Tuy nhiên, ở một số nước như Nhật Bản, Indonesia hay Philippine chẳng hạn, thì việc trao đổi quà tặng lại ăn sâu vào truyền thống của các nước này. Một phần truyền thống này được thể hiện trong thái độ lịch sự mà người ta trao và nhận quà. Họ rất thận trọng khi cân nhắc thời gian trao quà và rất chú tâm khi tặng và nhận quà.

Tại châu Á và Trung Á, bạn chỉ được sử dụng tay phải hoặc cả hai tay để cầm quà. Ở Nhật Bản và ở Hong Kong, thì bạn phải dùng cả hai tay.

Tại Singapore, đối tác có thể sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn 3 lần trước khi chấp nhận nó. Nhưng tại Chile, người ta có thể nhận quà và bóc quà ngay lập tức. Và ở Indonesia, người ta vẫn thường trao cho nhau những món quà nho nhỏ.

Bạn phải luôn biết rõ về những quy tắc tôn giáo khi chọn quà nữa. Ví dụ như, trong đạo Do Thái và đạo Hồi người ta cấm thịt lợn, do đó bạn đừng tặng món quà nào làm từ da lợn. Còn ở Ấn Độ thì đừng tặng món quà nào làm từ da bò. Một điều kiêng kỵ nữa khi tặng quà những đối tác theo đạo Hồi là không tặng Rượu.

Chất lượng Quà

Một tiêu chuẩn khi bạn chọn quà chính là chất lượng. Hãy chọn những món quà có chất lượng tốt nhưng không quá phô trương. Nếu bạn tặng họ món quà có dán mác của công ty mình thì hãy để thật kín đáo. Và cũng đừng bao giờ tặng quà có dán mác công ty mình ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha.

Tổ chức một bữa ăn ở nhà hàng cũng là một cách hay. Một bữa tối ngon miệng cũng có thể coi là một món quà gửi tới những vị chủ nhà (đối tác làm ăn của bạn), thông qua đó bạn có thể chỉ ra cho những vị khách của bạn rằng bạn đánh giá cao mối quan hệ làm ăn với họ, và cơ hội hợp tác giữa đôi bên. Những đối tác đến từ Brazil, Anh, Panama, và Peru đều rất sẵn lòng dự bữa tối với bạn hàng của mình, cả người Hy Lạp cũng vậy. Còn ở Trung Quốc, bạn hãy chuẩn bị một bữa tiệc lớn với đối tác, nhất là khi họ là khách mời vinh dự của bạn.

Dù gì thì việc mời ăn tối cũng là một động thái có đi có lại giữa bạn và đối tác.

Được gắn thẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *