Quà tặng đối tác

Sổ tay kinh nghiệm: Nghệ thuật tặng quà các đối tác châu Á

Tặng quà là nét văn hóa giao tiếp trong kinh doanh và mang tính nghệ thuật cao. Văn hóa tặng quà ở mỗi quốc gia có những nét riêng. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước bất thành văn có liên quan sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các đối tác, nhất là đối tác châu Á.

Tặng quà – đa phong cách

Tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia hay Philippines, việc trao đổi, tặng quà diễn ra rất phổ biến. Trong văn hoá kinh doanh của các nước này luôn coi trọng thái độ và hành động tặng quà chứ không phải giá trị món quà. Nếu muốn tặng quà cho đối tác là người Nhật hoặc người Hồng Kông, bạn phải dùng cả hai tay và món quà phải được trao đúng thời điểm.

Tại Singapore và Nhật Bản, đối tác có thể sẽ lịch sự từ chối món quà của bạn 3 lần, trước khi nhận. Tại Singapore, nhân viên chính phủ không được phép nhận quà. Tại Arabia Saudi, Pakistan và Malaysia, việc tặng quà chỉ nên thực hiện với những người thân thiết và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.

Nghệ thuật tặng quà:

  • Tặng quà đúng mục đích: Quà tặng mang tính chất xúc tiến kinh doanh như khuyến mại cho khách hàng dùng sản phẩm của công ty sẽ khác với quà tặng cảm ơn hay chúc mừng mang tư cách cá nhân với một đối tác cụ thể. Trước khi tặng quà, cần phải xác định rõ mục đích quà tặng. Nếu bạn tặng quà thể hiện sự hợp tác chân thành, mong muốn duy trì mối quan hệ lâu dài, điều đó phải thể hiện được cả trong cách tặng và món quà tặng. Ở một số nước, tặng quà được coi là một nét văn hóa, nhưng một số nước khác lại coi là hình thức hối lộ. Nhiều công ty cũng tuyệt đối cấm nhận quà. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về văn hóa mỗi quốc gia, mỗi đơn vị, đối tác, tránh cho đối tác rơi vào hoàn cảnh dở khóc, dở cười.
  • Tặng quà đúng thời điểm: Không phải bất cứ lúc nào bạn tặng quà, đối tác cũng nhận. Tùy vào điều kiện cụ thể và văn hóa ứng xử trong giao tiếp của mỗi nước, mỗi địa phương. Bạn nên tìm hiểu kỹ, để tặng quà đúng thời điểm. Ví dụ, người Nhật chỉ nhận quà sau khi đã kết thúc buổi gặp mặt hoặc ký kết xong hợp đồng. Ở Trung Quốc cũng quy định loại quà tặng như thế nào được coi là hối lộ. Vì vậy, có lúc món quà của bạn không được chấp nhận. Trong trường hợp đó, bạn nên lịch sự trao đổi với đối tác, bạn hiểu vì sao họ không nhận và xin rút lại món quà. Sau đó, hãy chờ đến khi cuộc đàm phán kết thúc, món quà của bạn có thể được gỡ đi cái vỏ “hối lộ” ban đầu.
  • Quà tặng phải có giá trị: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc tặng quà. Tuy nhiên, giá trị ở đây không đơn thuần chỉ có nghĩa là đắt tiền mà phải thể hiện được giá trị tinh thần sâu sắc. Một món quà tặng có giá trị tinh thần còn phải thể hiện được sự tôn trọng văn hóa, tập quán của người nhận. Quà tặng không được “chạm” vào những điều kiêng kị của đối tác. Ví dụ, người Nhật, người Trung Quốc rất kị số 4 và số 9 bởi đó là những con số “tử”, hay như người Hàn Quốc không thích được tặng các vật sắc, nhọn bởi họ cho đó là biểu tượng của sự cắt đứt mối quan hệ… Không nên tặng tượng Phật cho đối tác người Thiên Chúa giáo hay ngược lại, hoặc tặng rượu mạnh cho đối tác người Hồi giáo,…
  • Gợi ý một số quà tặng đối tác: Quà lưu niệm của công ty có thể là những sản phẩm điện tử, đồ trang trí trên bàn làm việc, rượu, sôcôla, hoa… Đôi khi chỉ một món quà phù hợp với sở thích của đối tác, thể hiện sự tinh tế và sự quan tâm của bạn với đối tác sẽ mang lại những hiệu quả không ngờ.
Được gắn thẻ , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *