Việt Nam Quốc Tự hiện là trụ sở mới của Ban trị sự Thành hội Phật giáo HCM thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây còn là nơi dự kiến sẽ tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.
Hồ Chí Minh
Vì sao bảo tháp ở Việt Nam Quốc Tự có 13 tầng?
Bảo tháp ở Việt Nam Quốc Tự 13 tầng có ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo năm 1963
Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Năm 1959, ngôi chùa tường gạch mái ngói chiều ngang 10m, chiều rộng 18m mới được xây dựng, hướng Tây Bắc. Năm 1972, chùa lại được xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m. Ngoài công việc tổ chức trùng tu, mở rộng ngôi chùa, Hòa thượng còn thành lập viện Dục Anh vào năm 1968, tiếp nhận 365 em từ 6 tuổi đến 10 tuổi, thất lạc cha mẹ về nuôi dưỡng. Hòa thượng còn nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, lo ăn uống, thuốc men, giảng giải giáo lý và lo ma chay khi có cụ qua đời. Hòa thượng viên tịch vào năm 1988 (16 tháng 10 năm Mậu Thìn).
Chùa Khải Tường
Chùa Khải Tường là một ngôi cổ tự, trước đây tọa lạc trên một gò cao tại ấp Tân Lộc, thuộc Gia Định xưa.Ở vị trí ấy nay là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, số 28, Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây có thể được kể là ngôi già lam cổ nhất nhì ở vùng đất ấy, nhưng đã bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TPHCM. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi năm 1964.
Chùa Long Huê
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, Chùa đã được vua Gia Long ban tấm biển “Sắc tứ Long Huê Tự”. Dưới đời Vua Thành Thái, Hòa thượng Từ Huệ đã tổ chức trùng kiến ngôi chùa trang nghiêm.