Khu vực miền Bắc

Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm

Thiền viện Trúc lâm An Tâm là một ngôi chùa lớn nằm trên núi Thạch Bàn, bây giờ là khu di tích Tây Thiên, thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu di tích này gồm Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên (chùa tăng) và Thiền viện Trúc lâm An Tâm (chùa ni). Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm được xây dựng từ năm 2009 do ni sư thích nữ Thuần Giác xây dựng và phần cơ bản hoàn tất năm 2012. An Tâm có ngôi chính điện thờ Phật Thích Ca mâu ni, ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, một nhà khách, một nhà ăn phục vụ được một lúc 200 người. Ngoài ra còn có ni đường, thiền đường dành cho các thiền sinh tu tập; nhiều thiền thất cho các ni sư tu hành.

Đúng như cái tên ” Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm ” – Tên một vị Quốc sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Hoà thượng mong muốn chúng sanh tâm được an khi tu hành. Quả vậy, bất kỳ ai tới đây dường như tâm cũng được an bởi cảnh vật, con người… Thật không dễ gì Vĩnh Phúc có được những nơi như thế này. Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm không chỉ là nơi tu tập, học hỏi về thế giới Phật pháp mà còn là một điểm du lịch tâm linh, văn hoá hấp dẫn khách du lịch.

Đến An Tâm cùng ngày với Lễ Hội Quốc mẫu Tây Thiên, nên rất đông đảo Phật tử và du khách đi viếng chùa. Họ đến từng đoàn để tham quan, chụp ảnh, xem đây như một điểm du lích vì có nhiều cảnh đẹp. Những khách đi theo đoàn có báo trước với nhà chùa sẽ được chiêu đãi bữa cơm chay với nhiều món ăn đơn giản nhưng ngon miệng. Đặt biệt là bánh chưng An Tâm do chính các sư cô chế biến. Theo cô Thắm, giáo sinh trường Sư Phạm mẫu giáo Vĩnh Phúc thì bánh chưng An Tâm có vị béo, ăn không ngán vì không có mỡ. Sư cô Trí Giải cho biết thêm, nguyên liệu cũng thông thường, người dùng cắt bánh chưng nhìn nhưn cũng biết, nhưng cách chế biến nhưn thì mỗi người một cách, không thể làm giống y như vậy được. Việc làm nhưn bánh chưng do ni cô chế biến còn việc gói bánh thì nhờ bên ngoài Phật tử gia công. Một bà dân tộc Sán Dìu nói rằng, tuy không là Phật tử những mỗi khi lễ tết thường đến đây để thưởng thức bánh ngon này. Thiền viện ngoài việc đãicơm chay cho Phật tử lỡ đường, trong dịp lễ hội còn phát cơm thêm cho bà con địa phương. Cụ thể như ngày rằm tháng hai vừa qua thiền viện đã nấu 1.700 suất cơm cho Phật tử đến chùa, còn ngày khác thì các ni cô dành thời gian để tu tập.

Thiền viện còn có tượng phật nằm dài 19 m ở trên cao, phía dưới có tạo thêm 6 cảnh quan, thuyết minh lại hành trình tìm chân lý của đức Phật. Cảnh từ lúc thái tử Tất đạt Đa Cồ Đàm đản sinh cho đến khi Phật thành đạo và nhập niết bàn. Đến với Thiền viện Trúc lâm An Tâm, phật tử cũng như du khách cảm thấy lòng thư thả, nổi mệt sau một phen leo núi gần như tan biến hết.

Ngay từ khi đặt chân tới Thiền Viện, chúng tôi đã có cảm giác như lạc vào cõi bồng lai, tiên cảnh bởi không gian yên tĩnh, sương khói bảng lảng. Rừng núi chập chùng, đan xen những vườn hoa đủ sắc màu… Bất kỳ ai tới đây cũng bị cuốn hút bởi cảnh vật, lối kiến trúc. Bước tới chân Thiền viện là Cổng Tam quan có ghi dòng chữ ” Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm”, trước Cổng Tam quan là hình chú khỉ cầm chiếc bảng ghi dòng chữ:” Phản quan tự kỷ bổn phận sự bất tùng tha đắc”- đây là câu châm ngôn của nhà Thiền (có nghĩa xoay lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được), nhìn sang phía bên trái là hình cành hoa sen, bên phải là tượng Phật Di Lặc… xung quanh được bao bọc bởi các loài hoa … tất cả đều mang ý nghĩa Thiền… Qua cổng Tam Quan là Chánh điện, nhà thờ Tổ, ni đường, thiền đường, trai đường, khu thiền thất…

Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm được xây dựng từ cuối năm 2008 trên nền ngôi chùa Chi Vố với diện tích hơn 5 ha từ sự công đức của nhân dân thập phương, trải qua bao vất vả, sóng gió, Thiền Viện được hoàn tất vào năm 2012. Chính điện của Thiền Viện thờ Phật Thích Ca mâu ni, ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, một nhà khách, một nhà ăn có thể phục vụ được một lúc 200 người. Ngoài ra còn có ni đường, thiền đường dành cho các thiền sinh tu tập; nhiều thiền thất cho các ni sư tu hành. Bên ngoài Tổ đường có những bức phù điêu công phu đậm chất Phật giáo. Đặc biệt, nơi đây còn có Khu vườn tượng thuyết minh về cuộc đời Đức Phật. Bước tới vườn thứ nhất, qua những khu rừng xanh với lối đi được dải bằng những viên sỏi mịn, ta thấy Vườn Thái tử đản sinh (ở đây, mọi người sẽ thấy khi Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra như thế nào); tới vườn thứ hai, lối đi như cao hơn bởi men qua con đường nhỏ – vườn Thái tử đi dạo bốn cửa thành; khi tới vườn thứ ba – Thái tử cắt tóc xuất gia; vườn thứ tư – Phật thành đạo (giây phút thiêng liêng được mô phỏng bằng những hình ảnh sống động); vườn thứ năm – Phật thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như; tới vườn thứ sáu- Phật nhập niết bàn (nằm tư thế kiết tường dài 19m ở trên cao) – hình ảnh Đức Phật toả sáng, thiêng liêng …. Ai bước qua khu vườn tượng lên tới đỉnh chiêm bái Phật nhập niết bàn đều thỏa nguyện và xúc động, thành kính trước cuộc đời của Đức Phật mà từ đó ngẫm tới bản thân … Những cảm xúc giữa chốn thanh tịnh, uy nghiêm không dễ gì có được !

Điều đặc biệt nữa, Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm là nơi tu tập chỉ dành cho các sư cô, chính vì vậy mà trước đây Hoà thượng Thích Thanh Từ đã chú tâm tới nơi này, Hoà thượng lấy tên “An Tâm” từ một vị Quốc sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mong muốn các sư cô an tâm khi tu hành. Hiện nay có 21 ni ở mọi nơi về đây tu tập, mang nhiều tấm lòng tâm đức của mình giúp người dân địa phương hay những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Với những trẻ em nghèo học giỏi, các ni cô đã giúp đỡ, khích lệ bằng tiền học bổng hay vào những dịp Trung thu, các ni tặng quà cho các em, cho gạo người nghèo, nấu hàng trăm suất cơm chay phục vụ những người đến vào những dịp lễ hội…

Hàng tháng, Thiền viện mở ra các khoá chuyên tu, học tập về Phật pháp hay những ngày lễ… Thiền viện cũng có nhiều hoạt động ý nghĩa… giúp con người hướng tới Chân, Thiện , Mỹ.

Đến Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm cùng với dịp Lễ hội Tây Thiên, nên rất đông đảo Phật tử và du khách tới đây tham quan, chiêm bái Đức Phật và cảnh đẹp chốn thanh tịnh này. Nhiều đoàn đến được thưởng thức cơm chay với những món đơn giản mà ngon miệng, đặc biệt là món bánh chưng chay An tâm do chính các sư cô chế biến, ai thưởng thức cũng không thấy ngán. Chị Nguyễn Thị Hải (thành phố Hà Nội) cho biết :”Mỗi dịp Lễ, Tết, tôi thường đến đây và may mắn được thưởng thức món bánh ngon này. Không gian yên tĩnh, món chay từ bàn tay của các ni… khiến tôi ấn tượng vô cùng. Để đến Vĩnh Phúc, không chỉ là Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên… mà Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm là một điểm du lịch tâm linh rất đáng đến và cảm nhận…”. Còn theo chị Thu Nga (Tam Đảo) chia sẻ: ” Đến đây và cảm nhận, không chỉ đãi cơm chay cho phật tử lỡ đường, trong những dịp lễ hội, Thiền Viện còn phát cơm thêm cho bà con địa phương. Những việc làm từ thiện nơi này đã khiến du khách hay bất kỳ Phật tử nào đến đều muốn quay lại…”

Một sư cô cho biết : “Những ngày thường nhật, Thiền Viện yên tĩnh bởi sự tu tập, những ngày cuối tuần hay những dịp lễ, tết, Thiền Viện thu hút 3.000 – 4.000 người/ ngày”.

Được gắn thẻ ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *