Hoàn thành thủ tục nhập trạch là bước quan trọng nhất để gia chủ có một khởi đầu suôn sẻ khi chuyển vào nhà mới. Vì vậy, cần phải làm đúng các bước nhập trạch quan trọng này.
Hiện nay có rất nhiều người trẻ lúng túng không biết khi chuyển về nhà mới phải làm lễ nhập trạch như thế nào. Các chuyên gia đã hướng dẫn cụ thể dưới đây.
Trước khi làm thủ tục nhập trạch
Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Đây là một nghi lễ cổ truyền, quan trọng bên cạnh lễ động thổ, cất nóc. Làm thủ tục nhập trạch theo duy tâm được hiểu là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà tọa lạc. Do đó, khi chuẩn bị lễ trước hết phải thành tâm, sau lễ vật chu đáo.
Để thủ tục nhập trạch suôn sẻ, gia chủ cần hoàn thiện trước bếp, bàn thờ với đầy đủ các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ), lễ vật gồm hoa tươi, quả tươi, nước, không cần cầu kỳ. Gạo, nước phải lấy ngay tại nhà mới. Đồ dùng tượng trưng như bàn ghế, chổi, chiếu…
Những điều cần biết khi nhập trạch
Khi vào nhà mới, không quan trọng là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì nhưng người nào cũng nên mang đồ trên tay, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.
Khi vào nhà mới, thủ tục nhập trạch quy định, vật đầu tiên mang vào là chiếc bếp than (than củi) bếp than này để ở giữa lối đi qua cửa chính, chủ nhà tay bê bát hương thờ Thổ công bước qua lò, chân trái trước, chân phải sau, rồi lần lượt đến những thành viên khác trong gia đình vào nhà cũng làm như vậy.
Điện trong nhà được bật sáng toàn bộ, các cửa kể cả cửa sổ được mở hết để đón khí lành vào nhà. Các đồ vật tiếp theo mang vào nhà là: Cái chiếu (hoặc đệm) đang sử dụng, sau đó là bếp lửa, (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh mà không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, muối, nước … lễ vật để cúng Thổ công xin nhập trạch và xin phép Thổ công rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.
Theo lời khuyên của ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô Thị vị trí đặt bàn thờ, bếp nên đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, tùy theo tọa hướng nhà thực tế (được thống kê theo bảng dưới).
Tuy nhiên, ông Linh lưu ý hướng bàn thờ quan tâm là “nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Chỉ lưu ý hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, cũng như những nơi mất vệ sinh như nhà kho, wc là được.
Với thủ tục nhập trạch chuẩn bị chu đáo, gia chủ thành tâm (không phải mâm cao cỗ đầy), ngôi nhà mới sẽ mang lại may mắn, gia đình ấm êm, hạnh phúc, con cái, đặc biệt là con nhỏ sẽ ăn ngon ngủ yên.