Quà tặng Sếp, Quà tặng đối tác

Tìm hiểu văn hóa tặng quà cho đối tác là quốc gia Hồi Giáo

Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với đối tác quốc tế, ngoài việc phải lo những nội dung cần trình bày và thảo luận trong cuộc gặp, trong một số trường hợp, bạn còn cần phải có một món quà giành tặng cho đối tác. Việc tặng quà được coi là một cử chỉ văn minh ở một số nước nhưng cũng có thể bị coi như một hành động hối lộ ở một số nước khác. Hiểu biết về quan điểm với việc tặng quà, cách thức tặng quà, sở thích về quà tặng… phù hợp với các đối tác đến từ những nền văn hóa khác là yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng tốt và có nhiều cơ hội thành công.

Tìm hiểu về Người Hồi giáo

Một người Hồi giáo (hoặc Muslim, tín đồ Islam) là người theo Hồi giáo, một tôn giáo Abraham độc thần dựa trên kinh Qur’an. Người Hồi giáo cho rằng đấng tiên tri Muhammad đã phát hiện ra lời của Thượng đế. “Muslim” là một từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “một người đã quy phục Thượng đế”.

Các tín đồ Hồi giáo trên thế giới phải tuân thu các giáo lý và các quy định nghiêm ngặt của tôn giáo này. Đối với một tín đồ Hồi giáo thì “Năm cột trụ của Hồi giáo” có tính bắt buộc để mỗi tín đồ chứng minh mình là người Hồi giáo:

  • Lễ nguyện Salah (Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày)
  • Tháng chay Ramadan
  • Zakat (Bố thí)
  • Hajj (Hành hương về thánh địa Mecca)
  • Shahada (Tin tưởng, không được nghi ngờ)

Nam và nữ được tạo ra từ một linh hồn duy nhất, cả hai đều bình đẳng trước Thượng đế.

Theo Surah An-Nisa, kinh Qur’an:

Người Hồi giáo bị nghiêm cấm ăn thịt, máu của con vật đã chết trước khi nó bị cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu; cấm uống rượu và các thức uống lên men; cấm cờ bạc; cấm gian dâm và quan hệ tình dục trước khi kết hôn; cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp. Tuy nhiên, trong trường hợp cạn kiệt lương thực, họ được phép ăn mọi thứ để duy trì sự sống.

Hiện nay, hầu hết các tường thuật có tính cập nhật từ một nhóm chuyên gia Hoa Kỳ và PBS ước tính có từ 1,2 đến 1,57 tỷ người Hồi giáo trên thế giới, hoặc khoảng 20% trong 6,8 tỉ người trên toàn cầu vào năm 2009. Khoảng 13% số người Hồi giáo sinh sống tại Indonesia, quốc gia Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, 25% tại Nam Á, 20% tại Trung Đông, 2% tại Trung Á, 4% tại các quốc gia Đông Nam Á khác, và 15% tại châu Phi hạ Sahara. Các cộng đồng Hồi giáo khá lớn cũng hiện diện tại Trung Quốc và Nga, và nhiều nơi tại vùng Caribe. Những cộng đồng cải đạo và nhập cư Hồi giáo có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế giới.

Văn hóa tặng quà ở những quốc gia Hồi giáo

Trong nền văn hóa Hồi giáo, kinh Co-ran nghiêm cấm rượu và những sản phẩm có cồn. Do đó rượu và các sản phẩm có cồn kể cả là nước hoa đều bị cấm. Những sản phẩm hoặc thức ăn có xuất xứ từ heo, chim, và các loài giáp xác dưới nước đều bị cấm. Do đó không bao giờ người ta tặng nhau sản phẩm làm từ da lợn hay lông đà điểu cả.

Quần áo cũng không nằm trong danh sách quà tặng, vì đối với họ món quà này quá riêng tư và không thể mang tặng được. Người ta cho rằng loài chó không hề sạch sẽ, và bất cứ thứ gì dính dáng tới loài này đều thế, kể cả đấy là một bức hình có một chú chó nhỏ ở góc. Dao là vật có lưỡi sắc, và bị coi là biểu tượng chia cắt mối quan hệ trong văn hóa đạo Hồi. Tất cả những món quà như quần áo, dính dáng tới loài chó, hay dao đều không được chấp nhận.

Người ta cũng không tặng nhau những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hay những bức họa hoặc bức ảnh có hình cơ thể người, đặc biệt là khỏa thân, và đặc biệt hơn nữa là phụ nữ khỏa thân. Những sản phẩm có chất nicotine không được các nước Ả rập hoặc những nước Trung Đông cho phép mang tặng.

Món quà tuyệt vời dành cho một tín đồ Hồi giáo tận tâm lại là một chiếc la bàn. Mỗi ngày người tín đồ Hồi giáo phải hướng về thánh địa Mecca (thành phố nằm ở phía Tây của Ả rập Saudi, bên bờ biển Đỏ, được cho là nơi sinh ra của nhà tiên tri Muhammad). Với một chiếc la bàn thì người đó có ở bất cứ nơi nào trên thế giới, anh ta cũng dễ dàng tìm được hướng của thánh địa này.

Nếu bạn gặp gỡ một đối tác là người theo đạo Hồi giáo nhưng lại trên một đất nước mà đạo Hồi không phải tôn giáo chủ yếu, bạn nên mời đối tác của mình tới một nhà hàng có phục vụ hallah ( loại bánh mỳ trứng đặc biệt mà người Do Thái hay ăn trong các ngày kỉ niệm lớn, lễ Sabbath và những dịp lễ khác). Bạn cũng nên nhớ là không được dùng rượu, đặc biệt là khi có một quan chức chính phủ hoặc tôn giáo cùng ngồi với bạn và đối tác của bạn. Hãy giữ mình thận trọng và dè dặt kể cả khi đang giải trí.

Ở những đất nước đạo Hồi khi đưa hay nhận quà bạn nên dùng tay phải hoặc cả hai tay. Những người Hồi giáo quan niệm tay trái là không sạch sẽ.

Được gắn thẻ , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *