Khò khè là triệu chứng hô hấp hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khò khè xảy ra khi đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn và được đánh giá là tương đối nguy hiểm. Vậy trẻ 3 tháng tuổi thở khò khè khi ngủ do đâu và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
1. Thế nào là thở khò khè?
Thở khò khè là dấu hiệu hô hấp bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên không phải ai cũng biết về kiểu thở này. Theo đó, thở khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ) bị tắc nghẽn do các nguyên nhân khác nhau. Theo bác sĩ, tiếng khò khè nghe giống như tiếng gió rít do âm thanh truyền qua không khí đang bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp. Tiếng khò khè thường nghe rõ khi cha mẹ áp tai vào miệng hoặc ngực của bé, nếu nặng hơn có thể nghe rõ từ xa khi bé hít thở mạnh hoặc khi gắng sức.
Thực tế có rất nhiều trường hợp phụ huynh nhầm lẫn giữa tiếng thở khò khè với và tiếng khụt khịt. Theo đó, thở khụt khịt xảy ra khi tắc đường hô hấp trên (chủ yếu do nghẹt mũi), rất phổ biến và mức độ nguy hiểm cũng thấp hơn tiếng khò khè, đặc biệt cha mẹ chỉ cần vệ sinh và làm thông mũi là trẻ đã có thể thở êm trở lại. Trong khi đó, thở khò khè chỉ xảy ra khi đường hô hấp dưới của bé bị tắc nghẽn, bao gồm khí quản, phế quản và phế nang, mặc dù ít phổ biến hơn nhưng lại cần được chú ý do khá nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, thở khò khè khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể báo hiệu một bệnh lý nào đó. Theo thống kê, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 – 3 tuổi, bởi cấu trúc giải phẫu phế quản ở lứa tuổi này có kích thước nhỏ, rất dễ tổn thương gây co thắt, phù nề, tiết dịch và đặc biệt nguy cơ cao bị tắc nghẽn khi bị nhiễm trùng. Đáng chú ý, trẻ khò khè khó thở khi ngủ được thống kê là hay gặp ở nhóm tuổi đang bú mẹ.
2. Trẻ 3 tháng tuổi thở khò khè khi ngủ do đâu?
Trẻ 3 tháng tuổi thở khò khè khi ngủ có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khó thở. Cha mẹ có thể đánh giá sơ bộ về tình trạng trẻ khò khè khó thở khi ngủ theo những tiêu chí sau, tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần đến bệnh viện gặp bác sĩ.
2.1. Âm thanh như tiếng huýt sáo
Thực tế đây không phải tiếng thở khò khè do tắc nghẽn hô hấp dưới mà lại là tiếng khụt khịt do tắc nghẽn ở mũi. Khi cha mẹ vệ sinh và làm thông thoáng mũi cho trẻ thì tiếng thở huýt sao này sẽ biến mất. Theo bác sĩ, đây là tình trạng lành tính không quá nguy hiểm, song vẫn nên điều trị và theo dõi triệu chứng ở trẻ.
2.2. Trẻ khò khè với âm thanh khàn khàn
Trẻ khò khè khó thở khi ngủ với âm thanh khàn khàn xảy ra do tắc nghẽn dịch nhầy ở thanh quản. Đây là triệu chứng gợi ý bệnh viêm thanh khí phế quản với đặc trưng là tình trạng phù nề nặng ở thanh quản, khí quản, qua đó khiến đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp. Mặc dù bệnh lý này không quá nguy hiểm, song cha mẹ vẫn nên chăm sóc bé đầy đủ kết hợp theo dõi sát các triệu chứng của con.
2.3. Thở 3 tháng tuổi thở khò khè khi ngủ mức độ nặng, dai dẳng
Trẻ khò khè khó thở khi ngủ mức độ tăng dần và kéo dài dai dẳng thường do tắc nghẽn nghiêm trọng ở đường hô hấp dưới, cụ thể gặp trong các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn… Điểm chung của các bệnh lý này là tình trạng nhiễm trùng, do đó rất nguy hiểm với trẻ nhỏ nên phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu trẻ 3 tháng thở khò khè khi ngủ kéo dài, điều trị không cải thiện hoặc hay tái đi tái lại thì nên chú ý đến các nguyên nhân khác như dị tật bẩm sinh ở phế quản, tổn thương bên ngoài chèn ép vào phế quản hoặc dị vật đường thở. Những trường hợp này cần xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp để trẻ thở dễ dàng hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thứ phát.
2.4. Trẻ khò khè, thở dốc
Trẻ khò khè khó thở kèm theo thở dốc, thở nhanh bất thường thường là triệu chứng nặng của bệnh viêm phổi. Lúc này tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc virus đã đã tấn công phổi, gây tích tụ chất lỏng và dịch viêm trong phế nang và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp của bé.
Nếu trẻ khò khè khó thở khi ngủ là do viêm phổi thì bé phải được can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm, đặc biệt những trường hợp khò khè dai dẳng hoặc trẻ chuyển sang xanh tím thì cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
2.5. Một số nguyên nhân khác
Trẻ 3 tháng tuổi thở khò khè khi ngủ có thể do các khối u phế quản, khí quản hoặc bệnh tim bẩm sinh và nhìn chung các bệnh lý này đều nguy hiểm. Tình trạng khò khè có thể dẫn đến thiếu oxy, khiến da tím tái nhợt nhạt nên cha mẹ nếu phát hiện cần nhanh chóng đưa con đi khám để được hướng dẫn điều trị sớm.
3. Làm gì khi trẻ khò khè khó thở khi ngủ?
Các chuyên gia cho biết, trẻ 3 tháng tuổi thở khò khè khi ngủ cần được bác sĩ thăm khám sớm nhằm mục đích chẩn đoán và xử trí kịp thời. Hầu hết trường hợp trẻ ở độ tuổi này thở khò khè là dấu hiệu bệnh nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị.
Vấn đề quan trọng là cần xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khò khè, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khắc phục.
3.1. Trẻ ngạt mũi khó thở khi ngủ
Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé, sau đó tìm cách hút sạch dịch mũi để trẻ thở dễ dàng hơn. Khi đó, trẻ không còn kiểu thở bất thường và dễ ăn, dễ ngủ hơn.
3.2. Thở khò khè do bệnh lý hô hấp dưới
Các bệnh lý đường hô hấp dưới xảy ra ở trẻ 3 tháng tuổi đều được đánh giá là nặng, đặc biệt là viêm phổi, vì có thể gây biến chứng suy hô hấp nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng trẻ nhỏ. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc, quan trọng nhất là kháng sinh, và có kế hoạch theo dõi liên tục tiến triển bệnh để can thiệp khi cần thiết.
Tóm lại, thở khò khè là triệu chứng hô hấp hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khò khè xảy ra khi đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn và được đánh giá là tương đối nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì quá lo lắng mà tự ý cho con dùng thuốc, vitamin hoặc các loại thực phẩm chức năng khác để điều trị khó thở, thở khò khè. Bởi vì việc sử dụng thuốc không đúng cách và không đúng bệnh không những không đạt hiệu quả mà còn có thể khiến bệnh nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể trẻ nhỏ. Tốt nhất, khi con mắc các bệnh lý về đường hô hấp, cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Khi được bác sĩ chỉ định dùng thuốc cần sử dụng đúng theo hướng dẫn để nâng cao hiệu quả, tránh tác dụng phụ không mong muốn
Để tiện lợi cho việc chăm sóc sức khỏe hàng năm với chi phí chỉ từ 560,000 VNĐ/Năm, với quyền lợi được khám chữa bệnh miễn phí tại tất cả bệnh viện toàn quốc và quốc tế, xin vui lòng liên hệ: 0938.27.50.56 – Call/SMS/Zalo (Ms Phương).