Chùa Vạn Niên là một trong những ngôi chùa cổ tại Hà Nội với kiến trúc độc đáo, nổi bật nhất là bức tượng Phật từ đá quý nguyên khối, nặng 600kg, không hề có sự chắp ghép.
Chùa Vạn Niên nằm ven bờ phía tây hồ Tây, có địa chỉ cổng phụ là 364 đường Lạc Long Quân, thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trước đây, chùa từng có tên là chùa Vạn Tuế. Tương truyền, chùa có gốc tích từ năm 1014 vào thời Lý Thuận Thiên, khi thiền sư Hữu Nhai Tăng xin nhà vua cho lập giới đàn ở chùa Vạn Niên để tập hợp tăng đồ thụ giới. Vua xuống chiếu ban xây dựng chùa, trở thành chốn tùng lâm thị giới cho các tăng đồ. Nơi đây cũng là nơi trụ trì của nhiều nhà sư danh tiếng kế tiếp nhau như nhà sư Lâm Tuệ Sinh, nhà sư Lý Thảo Đường. Tính đến nay, ngôi chùa Vạn Niên đã trải qua quãng thời gian hơn 1.000 năm lịch sử với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Tuy vậy, chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển. Lần trùng tu lớn nhất của chùa là vào khoảng thế kỷ 19 dưới thời nhà Nguyễn. Do đó đến nay, chùa vẫn giữ nét đặc trưng phong cách chùa chiền thời Nguyễn với hạng mục chính như: Cổng Tam quan, khu chùa chính (đền Mẫu), nhà Tăng và nhà phụ. Cổng Tam quan chùa gồm có 2 cổng: một cổng chính ở phía bờ hồ Tây và một cổng phụ ở đường Lạc Long Quân.Cổng phụ mới được xây dựng, được làm từ gỗ hoàn toàn tạo nên sự trang trọng, uy nghi. Cổng chính ban đầu được xây dựng từ bằng gạch, vôi, trên nóc chùa còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự” với những mảng rêu phong minh chứng cho tuổi đời ngàn năm của chùa. Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm bằng gỗ.
https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-6247923352184933&output=html&h=280&slotname=2875269450&adk=1560041896&adf=1914044858&pi=t.ma~as.2875269450&w=510&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1613028576&rafmt=1&psa=1&format=510×280&url=https%3A%2F%2Fphatgiao.org.vn%2Ftuong-phat-tu-da-quy-nguyen-khoi-trong-ngoi-chua-nghin-nam-tuoi-o-ha-noi-d45822.html&flash=0&fwr=0&fwrattr=true&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&adsid=ChAIgKWOgQYQmsLJgd66y7QREkgAzNUppSOgUy74qFSB1to_VhXToA_wf5814CPzI4bqR4gw7tBNhoMyNYNfedeMZNPUOKnytwYw2er_QEj7WaOzBqPq85hdNeA&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMCIsIng4NiIsIiIsIjg4LjAuNDMyNC4xNTAiLFtdXQ..&dt=1613026634459&bpp=3&bdt=14162&idt=3&shv=r20210208&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D989e11a5e6e8be5c-22ee7b242bc4009c%3AT%3D1603023738%3ART%3D1603023738%3AS%3DALNI_Mab8tDM0a8wZKU2cabFKYVhxBwljA&prev_fmts=0x0%2C300x250%2C510x280%2C510x280&nras=1&correlator=4009216241338&frm=20&pv=1&ga_vid=896862479.1603023736&ga_sid=1613026633&ga_hid=1967682798&ga_fc=0&u_tz=420&u_his=1&u_java=0&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=569&ady=4149&biw=1903&bih=969&scr_x=0&scr_y=278&eid=21068769%2C21068893&oid=3&psts=AGkb-H9Y_tdHUo-32sBdGkkLldHhuDSKorT1scVMwPyLgrwAvfm2MQOKlt8w7cckHK85vV4U6TJrsMJX1vdxlA%2CAGkb-H-eIirqnWt183f4VsIUy2uF7UpA0YZWaoFdKTOcTNgebLd9kN-0GhfVGmWNn3JiRdIZ_X7UAY2Jrjo%2CAGkb-H8YshOk_j8hY3BhDypTHel3Cw4tNSKyEGzUk4q5gY2ctZsTQVAxca6CucmnIkO8A3nOu7WxGJq0Td0&pvsid=957263413349645&pem=985&ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&rx=0&eae=0&fc=1920&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1920%2C969&vis=1&rsz=%7C%7CoeEbr%7C&abl=CS&pfx=0&fu=8320&bc=31&jar=2021-02-11-07&ifi=1&uci=a!1&btvi=3&fsb=1&xpc=AdKEtqQ9mf&p=https%3A//phatgiao.org.vn&dtd=M
Tòa chùa chính gồm 5 gian với kiến trúc từ cửa, nền, tủ đến các ban thờ hầu như làm từ gỗ mới. Do đó, tại đây luôn thoang thoảng mùi hương dịu nhẹ của gỗ và hương nhang tạo cảm giác dễ chịu. Pho tượng cao gần 1,5m, nặng gần 600 cân được làm từ phiến đá quý nguyên khối mà không hề có sự chắp ghép. Pho tượng này được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7), sau 2 năm hoàn thiện trước sự chứng kiến của rất nhiều Phật tử và du khách. Bên cạnh bức tượng là ao cá trong vắt với nhiều loại cá quý tạo cảm giác thanh cảnh nơi cửa Phật. Nhìn qua các gian điện thờ tại chùa đều được xây dựng quay về phía Đông đón ánh sáng. Chùa còn lưu giữ bộ di vật gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị tâm linh, lịch sử và văn hóa nghệ thuật cao, còn có Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long. Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long cho biết: “Chùa Vạn Niên là một di tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía tây kinh đô Thăng Long”. Chùa Vạn Niên Hà Nội được bộ Văn hóa, Thông tin và du lịch công nhận là di tích nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996. Toàn Vũ – Báo Dân Trí
Được gắn thẻ Hà Nội