Về Ưu Đàm

ẢNH HIẾM: Ưu Đàm Bà La Hoa — Loài hoa thần kỳ mang điềm lành đến từ thiên thượng

Từ xưa đến nay, hoa Ưu Đàm Bà La (Udumbara, gọi tắt là hoa Ưu Đàm) đã được bàn luận trong các cộng đồng tôn giáo. Những người đã từng nhìn thấy những bông hoa nhỏ xíu trong truyền thuyết này ngoài đời thực đều cảm thấy kinh ngạc trước vẻ đẹp mong manh nhưng kiên cường của chúng, còn những người chưa từng nhìn thấy loài hoa này thì xem chúng chỉ là một huyền thoại hay trứng côn trùng. Tuy nhiên, dẫu cho sự thật là thế nào thì trong vài thập niên qua, người ta đã đưa tin về việc hoa Ưu Đàm được phát hiện tại nhiều nơi trên toàn thế giới.

Ưu Đàm Bà La là một từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Phạn, một ngôn ngữ của Ấn Độ cổ, có nghĩa là một “loài hoa mang điềm lành đến từ thiên thượng.” Người ta nói rằng thân cây mỏng manh và óng mượt như tơ, cũng như những cánh hoa có hình chuông trong suốt mờ ảo của loài hoa này nhỏ bé đến mức thường khiến người ta kinh ngạc khi vô tình nhìn thấy chúng. Những bông hoa bí ẩn này cũng được biết đến với thời gian khai nở rất lâu, thậm chí có thể kéo dài đến trên một năm.

Một bức ảnh phóng to của hoa Ưu Đàm. Dưới kính hiển vi, thậm chí chúng ta có thể nhìn thấy các cánh hoa và nhị hoa, một đặc điểm không thể tìm thấy khi quan sát trứng của một con côn trùng cánh gân. (Ảnh: The Epoch Times)

Hoa Ưu Đàm. (The Epoch Times)
Hoa Ưu Đàm. (The Epoch Times)
Trứng của loài côn trùng cánh gân có màu từ xanh lục đến hơi trắng, có hình bầu dục, và sẽ chuyển sang màu đen trước khi nở. (Ảnh: Yuaneng Zhang/Shutterstock)
Trứng của loài côn trùng cánh gân có màu từ xanh lục đến hơi trắng, có hình bầu dục, và sẽ chuyển sang màu đen trước khi nở. (Ảnh: Yuaneng Zhang/Shutterstock)

Hai bức ảnh dưới đây được cô Nguyễn Hiền, một phụ nữ nội trợ đến từ Việt Nam, chụp cách nhau gần hai năm. Cô chia sẻ với The Epoch Times rằng, vào tháng 05/2021, cô đã phát hiện hoa Ưu Đàm mọc trên lá trà xanh, và gần hai năm sau đó, mặc dù lá trà đã khô héo nhưng những bông hoa này “vẫn còn nguyên vẹn và tươi đẹp như thuở ban đầu.”

Hoa Ưu Đàm khai nở trên một lá trà xanh vẫn còn tươi vào tháng 05/2021. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Nguyễn Hiền)
Hoa Ưu Đàm khai nở trên một lá trà xanh vẫn còn tươi vào tháng 05/2021. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Nguyễn Hiền)
Một bức ảnh chụp vào đầu năm 2023 cho thấy, mặc dù lá trà đã khô héo, nhưng hoa Ưu Đàm vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Nguyễn Hiền)
Một bức ảnh chụp vào đầu năm 2023 cho thấy, mặc dù lá trà đã khô héo, nhưng hoa Ưu Đàm vẫn còn nguyên vẹn. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Nguyễn Hiền)

Dưới đây là cách nhìn nhận trong các kinh sách tôn giáo và giới khoa học về những bông hoa được cho là “tỏa hương thơm ngát” này. Thật vậy, những người đã từng nhìn thấy hoa Ưu Đàm cho biết, ngay từ đằng xa cũng có thể ngửi thấy hương thơm dễ chịu của loài hoa này.

Truyền thuyết và tín ngưỡng

Từ thời xa xưa, nền văn hóa phương Đông và phương Tây đều nuôi dưỡng niềm tin rằng có một vị Thần toàn năng chân chính — Đấng Sáng Thế — dẫu cho các ngôn ngữ khác nhau vinh danh ngài bằng những danh tự khác nhau, và rằng ngài sẽ ban ân cứu độ một lần cuối cùng vào thời mạt thế. Và một truyền thuyết dựa trên đức tin như thế được cho là đã kết nối nguồn gốc của hoa Ưu Đàm huyền bí với sự cứu độ mà nhiều người nhắc đến, khi chỉ có những người thiện lương và tốt bụng mới được Đấng Sáng Thế cứu rỗi.

Dựa theo chuyện thần thoại của Phật giáo, loài hoa linh thiêng này 3,000 năm mới khai nở một lần, báo hiệu về một thời đại mà sẽ phát sinh những sự kiện trước nay chưa từng có, những sự kiện này có liên quan đến đạo đức lẫn tội ác. Tương truyền, sự xuất hiện của hoa Ưu Đàm tại cõi phàm trần là điềm báo cho một hiện tượng vũ trụ đặc biệt, nhắc nhở thế nhân về đức tin của họ vào thần cũng như tính trọng yếu của con đường thiêng liêng [quay về với] đạo đức và truyền thống.

Một trong những phát hiện sớm nhất về hoa Ưu Đàm trong thời hiện đại là vào tháng 05/2005, người ta đã nhìn thấy 10 bông hoa Ưu Đàm trên một pho tượng Phật trong ngôi tự viện Trừng Thiền (the Sumi Zen Temple) ở thành phố Gyeongju, Nam Hàn. Một nhà sư trong ngôi chùa này cho biết, nhân loại cần phải hiểu rõ ý nghĩa của hoa Ưu Đàm từ một góc độ tâm linh.

Hoa Ưu Đàm được nhìn thấy khai nở trên một pho tượng Phật tại Nam Hàn. (Ảnh: Xu Liangyu/The Epoch Times)
Hoa Ưu Đàm được nhìn thấy khai nở trên một pho tượng Phật tại Nam Hàn. (Ảnh: Xu Liangyu/The Epoch Times)
Hoa Ưu Đàm Bà La. (Ảnh: Edward Dai/The Epoch Times)
Hoa Ưu Đàm Bà La. (Ảnh: Edward Dai/The Epoch Times)
Hoa Ưu Đàm khai nở trên một cây thông lá kim, bức ảnh chụp dưới kính hiển vi của ông Lý đến từ thành phố Malacca, Malaysia. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của ông Lý)
Hoa Ưu Đàm khai nở trên một cây thông lá kim, bức ảnh chụp dưới kính hiển vi của ông Lý đến từ thành phố Malacca, Malaysia. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của ông Lý)

Trong Quyển thứ 8 của kinh điển Phật giáo “Huệ Lâm Âm Nghĩa” (Huilin Phonetics and Interpretation) có ghi chép về hoa Ưu Đàm, nói rằng đây là một loài “thiên hoa” không tồn tại ở cõi thế tục và là “điềm lành linh dị”. Cuốn kinh này có ghi chép, khi vị Thánh Vương — Đức Chuyển Luân Thánh Vương (Tathagata Chakravartin, một cụm từ tiếng Phạn có nghĩa là “Đấng sẽ xoay chuyển bánh xe của vũ trụ”) — giáng lâm xuống nơi nhân thế, hoa Ưu Đàm sẽ khai nở nhờ uy đức vĩ đại và phúc lành của ngài. Truyền thuyết đó nói rằng, vị Thánh Vương này sẽ ban ân cứu độ cho toàn nhân loại, không kể tôn giáo, cấp bậc xã hội, hoặc bối cảnh văn hóa. Ngài sẽ mở cánh cổng từ bi dẫn vào thiên quốc.

Trong “Kinh Pháp Hoa” (The Lotus Sutra) của Đại Thừa Phật giáo cũng có miêu tả về hoa Ưu Đàm như là “một loài hoa linh thiêng cát tường,” báo hiệu sự giáng lâm của “Kim Luân Vương.”

Trong các kinh điển cũng ghi chép rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) đã từng nói với các đệ tử của ngài rằng hoa Ưu Đàm khai nở báo hiệu sự giáng lâm của một vị thánh nhân vĩ đại, người sẽ đến nơi thế gian con người để truyền pháp một lần cuối cùng.

‘Thiên hoa’ hay là trứng côn trùng?

Gần đây, người ta đã nhìn thấy hoa Ưu Đàm ở khắp nơi trên toàn thế giới. Những “bông hoa kỳ diệu” này rất độc đáo, bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy chúng sinh trưởng và khai nở ở những nơi đa dạng khó mà tưởng tượng được và ở hầu hết mọi mùa. Tuy nhiên, một số chuyên gia bình luận đã bác bỏ sự tồn tại của hoa Ưu Đàm, cho rằng chúng chỉ là trứng của loài côn trùng cánh gân màu xanh lục (green lacewing insects). Vậy thì, rốt cuộc chúng thực sự là gì?

Những người đã từng nhìn thấy loài hoa quý hiếm nhất này nêu ra những điểm khác biệt rõ ràng giữa hoa Ưu Đàm và trứng của loài côn trùng cánh gân màu xanh lục. Mặc dù chúng trông khá giống nhau khi nhìn bằng mắt thường, nhưng chúng có điểm khác biệt rất lớn khi quan sát dưới kính hiển vi.

Khi quan sát dưới kính hiển vi, trứng côn trùng — nằm trên ngọn của một ống tơ giống như sợi tóc — có hình bầu dục và hình dạng giống như hạt gạo, trong khi đó hoa Ưu Đàm lộ ra các cánh hoa và thậm chí là các nhị hoa. Trứng côn trùng có màu xanh lục ngả sang màu trắng ngà, thời gian trứng nở khoảng từ 4 đến 15 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường — trong khi đó, hoa Ưu Đàm có màu ngả dần từ trắng ngà đến trắng tinh, và được biết, tuổi thọ của hoa có thể kéo dài từ vài tháng, hay thậm chí là trên một năm, không phụ thuộc vào nhiệt độ. Ngoài ra, loài hoa này còn tỏa ra một hương thơm dễ chịu.

Một bức ảnh chụp phóng to của hoa Ưu Đàm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Ngô Thành)
Một bức ảnh chụp phóng to của hoa Ưu Đàm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Ngô Thành)
Côn trùng cánh gân (con cái) và trứng. (Ảnh: natfu/Shutterstock)
Côn trùng cánh gân (con cái) và trứng. (Ảnh: natfu/Shutterstock)
Trứng của loài côn trùng cánh gân có kích cỡ bằng nhau, hình bầu dục, và hình dáng giống như hạt gạo. (Ảnh: Brett Hondow/Shutterstock)
Trứng của loài côn trùng cánh gân có kích cỡ bằng nhau, hình bầu dục, và hình dáng giống như hạt gạo. (Ảnh: Brett Hondow/Shutterstock)
Trứng của loài côn trùng cánh gân thường chuyển sang màu đen trước khi nở. (Ảnh: Tan Yee Ping/Shutterstock)
Trứng của loài côn trùng cánh gân thường chuyển sang màu đen trước khi nở. (Ảnh: Tan Yee Ping/Shutterstock)

Mọi người nói gì về điều này?

Anh Thanh Văn, một nhà thiết kế 3D đến từ Việt Nam, cho biết những bông hoa này xuất hiện ở nhà anh vào đầu năm 2017 và một số bông đã tồn tại được hai năm rồi. Anh Văn chia sẻ, “Hoa Ưu Đàm có thể sinh trưởng ở bất kỳ nơi nào, trên bệ cửa sổ, trên cửa ra vào, trên lá cây, trên cành cây.”

“Những người không tin Thần Phật sẽ cho rằng [hoa Ưu Đàm] chỉ là một truyền thuyết. Tuy nhiên, có một số điều nằm ngoài tầm hiểu biết của bạn — dù bạn có tin hay không, thì những điều đó vẫn tồn tại,” anh nói.

(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Ngô Thành)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Ngô Thành)

Tiến sĩ A. Gedam, 62 tuổi, một chuyên gia y tế người Ấn Độ đã về hưu, cho biết ông đã nhìn thấy hoa Ưu Đàm tại nhà ông vào tháng 10/2021, và chúng vẫn nở đến tận tháng 04/2022. Ông Gedam sinh ra trong một gia đình có tín ngưỡng tôn giáo, từ nhỏ ông đã tin vào thần. Ông khẳng định rằng mình đã nhìn thấy hơn 20 bông hoa nhỏ xíu hình chuông nở treo ngược ở tay vịn bằng thép của một chiếc cầu thang.

“Những bông hoa này tuyệt đẹp và có màu trắng tinh khiết. Vợ tôi đã tình cờ nhìn thấy chúng và đã hỏi liệu có phải là hoa Ưu Đàm Bà La hay không,” ông chia sẻ, nói thêm rằng chúng không phải là trứng của loài côn trùng cánh gân bởi vì thân hoa lớn hơn và chúng nở trong nhiều tháng, trong khi trứng côn trùng chỉ tồn tại được vài tuần trước khi nở. “Gia đình chúng tôi tin rằng các vị thần đang bảo hộ chúng tôi và rằng có một Đấng Sáng Thế. Tôi vốn là một người có tín ngưỡng từ khi còn nhỏ. Đây là một loài hoa linh thiêng, là một loài thiên hoa. Đây là một điều siêu thường.”

Trong khi đó, ông R. Dable, 59 tuổi, một nhân viên trong Lực lượng Không quân Ấn Độ đã về hưu, cho biết hoa Ưu Đàm đã khai nở trên tường của gian phòng ngủ trong nhà ông. Vào tuần cuối cùng của tháng 12/2021, con gái cả của ông đã tình cờ nhìn thấy những bông hoa này.

“Những bông hoa Ưu Đàm này đã nở cho đến giữa tháng 05/2022, trước khi đột nhiên biến mất,” ông chia sẻ.

Hoa Ưu Đàm đã xuất hiện tại nhà của Tiến sĩ A. Gedam. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của Tiến sĩ A. Gedam)
Hoa Ưu Đàm đã xuất hiện tại nhà của Tiến sĩ A. Gedam. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của Tiến sĩ A. Gedam)
Anh Ngô Thành, một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội, Việt Nam, đã nhìn thấy những bông hoa này tại nhà của một người bạn vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2021. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Ngô Thành)
Anh Ngô Thành, một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội, Việt Nam, đã nhìn thấy những bông hoa này tại nhà của một người bạn vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2021. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Ngô Thành)

Anh Ngô Thành, một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội, Việt Nam, đã nhìn thấy những bông hoa này trên lá cây mít ở nhà của một người bạn vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2021.

“Trong xã hội hiện đại, thuận theo sự phát triển của khoa học, chúng ta càng ngày càng mất đi đức tin vào Thượng Đế. Tôi tin rằng sự xuất hiện của những bông hoa này là một điềm báo đặc biệt của thiên thượng dành cho nhân loại,” anh Thành chia sẻ. “Tất cả những lời tiên tri trong các kinh sách cổ xưa đều có một kết luận tương đồng, đó là Thượng Đế sẽ đến cứu độ nhân loại vào thời mạt thế.”

Bất kể mọi người tranh luận thế nào, thì hoa Ưu Đàm trong truyền thuyết truyền dạy chúng ta một bài học sâu sắc về đức tin và về việc bảo trì một trái tim từ bi. Tại thời “mạt thế” này, thế giới của chúng ta cần có rất nhiều đức tin và lòng từ bi. Do đó, chúng ta cần phải giữ gìn sự thiện lương và lòng tử tế!

Dưới đây là một số bức ảnh chọn lọc, mời quý độc giả thưởng lãm:

(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của ông R. Dable)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của ông R. Dable)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của anh Thanh Văn)
(Ảnh: The Epoch Times)
(Ảnh: The Epoch Times)
(Ảnh: The Epoch Times)
(Ảnh: The Epoch Times)

Hãy chia sẻ những câu chuyện của bạn với chúng tôi tại emg.inspired@epochtimes.com, và tiếp tục tìm thấy nguồn cảm hứng mỗi ngày của bạn bằng cách ghi danh nhận Bản tin truyền cảm hứng tại TheEpochTimes.com/newsletter.

Khai Tâm biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *