Về Ưu Đàm

Hoa Ưu Đàm vén mở thiên cơ về loài hoa quý theo kinh Phật

Hoa ưu đàm được nhắc đến qua các kinh điểm Phật giáo, là loài hoa quý hiếm 3000 năm mới nở một lần. Theo dự ngôn, nhờ có ân đức của một vị thánh nhân hạ thế độ nhân mà loài hoa này sẽ khai nở tại nhân gian.

Hoa ưu đàm (tiếng Phạn: udumbara), theo Phật giáo đây là hoa của cây sung (Ficus racemosa). Trong kinh điển Phật giáo và Vệ Đà, ý nghĩa là một loài hoa hiếm hoi và mang lại điềm lành.

Trong kinh Phật giáo Hoa Ưu Đàm được gọi là udumbara là loại hoa xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất của phạt giáo. Từ trong tiếng Nhật (ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng. Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-Ca Mâu-Ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.

Trong kinh Phật giáo

Trong ‘Pháp Hoa Văn Cú – Quyển Bốn Thượng’ có ghi: “Ưu Đàm Bà La Hoa, 3000 năm mới nở một lần, có ý nghĩa linh thiêng, báo hiệu điềm lành, cũng là lúc Kim Luân Thánh Vương xuất hiện”.

Trong “Huệ Lâm Âm Nghĩa’ – quyển tám có viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra đây là một loại hoa của Trời, thế gian không có. Đấng Như Lai, hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương khi vị Thánh Nhân xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.

Trong ‘Kinh Kim Cương’ được bảo tồn trong miếu tự tại Hàn Quốc cũng dự ngôn ghi lại: “Khi Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, cũng là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện… Loài hoa này khai nở báo hiệu Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế xuống nhân gian truyền Pháp độ nhân”.

Kinh Phật “Vô Lượng Thọ”, đã ghi chép rằng loài hoa Ưu Đàm rất hiếm khi xuất hiện. Nguyên văn: Này A Nan! Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần manh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện, lời hỏi hôm nay của ông lợi ích rất lớn.
Trong ‘Kinh Pháp Hoa’ Hoa Ưu Đàm cũng được nhắc đến còn loài hoa quý hiếm này.

Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu hành rộng rãi ở một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,Trung Quốc, Tây Tạng… Kinh Pháp Hoa được biết đến như quyển kinh sách lưu giữ những lời giảng pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng vào lúc cuối đời. Trích đoạn trong Kinh Pháp Hoa nói về hoa Ưu Đàm:

Như hoa ưu đàm
ai cũng ưa thích,
đến như chư thiên
cũng thấy hiếm có,
vì lẽ thỉnh thoảng
mới trổ một lần.

Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ Kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn là những lời giảng Pháp sau cùng của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi Ngài Niết Bàn.

“Nầy đại chúng! Phật ra đời rất khó gặp khó thấy như hoa Ưu Đàm”

Kinh Phật cũng ghi lại rằng khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân là khi nhân gian xuất hiện Hoa Ưu Đàm nhờ ân đức của Ngài. Đây là vị vua lý tưởng, ngài sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *