Về Ưu Đàm

Đằng sau những nốt nhạc: Hoa Ưu Đàm Bà La

Âm nhạc cổ xưa của Trung Hoa có nhiều sáng tác thể hiện lòng tôn kính đối với thiên nhiên. Tinh tế, thanh nhã, huyền ảo, hoa Ưu Đàm Bà La được vinh danh trong truyền thống Phật giáo là loài hoa ba nghìn năm nở một lần.

Kinh Phật giáo cổ, được coi là lời của Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng rằng một loài hoa từ thế giới Thiên Quốc thỉnh thoảng sẽ xuất hiện nơi thế gian. Sự khai nở của loài hoa báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã tới thế gian con người, và báo hiệu sự bắt đầu của một kỷ nguyên hy vọng và tái sinh trên Trái đất.

Trong những năm qua, Shen Yun đã đưa hình ảnh hoa Ưu Đàm Bà La vào trong một số tiết mục vũ đạo. Những bông hoa nhỏ xíu, trắng như tuyết ngự trên thân cây mỏng manh như sợi chỉ hầu như có thể bám vào bất cứ bề mặt nào. Những nghệ sỹ múa với dáng điệu uyển chuyển duyên dáng truyền tải sức sống và vẻ đẹp thanh tao của loài hoa.

Là một tác phẩm có trong chuyến lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun, âm nhạc của tiết mục Hoa Ưu Đàm Bà La thể hiện khả năng truyền cảm của các nhạc cụ truyền thống Trung Hoa khi kết hợp với dàn nhạc giao hưởng phương Tây. Trong mùa lưu diễn nhạc giao hưởng năm nay, các nhạc sĩ cũng như khán giả ở châu Á và Bắc Mỹ sẽ rất ấn tượng về loài hoa mang đến điềm lành này trong một tiết mục nhạc cổ điển Trung Hoa.
Kết hợp âm nhạc Trung Hoa và phương Tây.

Tác phẩm Hoa Ưu Đàm Bà La do nhà soạn nhạc Cao Nguyên sáng tác đã thể hiện khéo léo sự kết hợp âm nhạc phương Đông và phương Tây, vốn đã trở thành điểm đặc sắc của Shen Yun. Nó có sự pha trộn của âm sắc, chẳng hạn như giữa đàn hạc và kỹ thuật pizzicato với các nhạc cụ Trung Hoa, để tôn lên nét tinh tế và thanh nhã của tác phẩm.

Các giai điệu được phối trong thanh âm của nhã nhạc, một loại thang âm truyền thống được sử dụng trong âm nhạc cung đình Trung Hoa, để nhấn mạnh vị thế cao quý của loài hoa này. Đối với những thính giả mới, sự thay đổi này rất tinh tế và hầu như khó nhận thấy, nhưng hiệu quả tức thời rất kỳ diệu.

Tuy nhiên, nét đặc trưng lôi cuốn nhất của bản nhạc này lại là vẻ đẹp của sự mộc mạc. Mỗi phần của bản nhạc được đánh dấu rõ ràng bằng sự thay đổi nhịp điệu và cá tính trong khi vẫn giữ được sự hợp nhất. Chỉ với một đoạn lên tone đã có thể chuyển âm giai ngũ cung thành một âm thanh trang nghiêm nhưng vẫn khiêm tốn. Bản nhạc trở thành lời chào đón đối với loài hoa nhỏ bé nhưng đặc biệt, biểu tượng của sự tôn kính và niềm hy vọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *