Về Ưu Đàm

Hoa ưu đàm có thật không dưới góc nhìn Khoa học và Phật Giáo

Nếu bạn đang thắc mắc hoa ưu đàm là gì thì chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin thú vị về loài hoa này. Nó sẽ khiến bạn thấy ngạc nhiên với loài hoa bé nhỏ và mong manh này đấy.

Về Hoa ưu đàm

Thực chất thì hoa ưu đàm còn có tên khoa học là Ficus racemosa (syn. Ficus glomerata), thuộc họ Dâu tằm. Ngoài ra thì nó còn có tên gọi là Udumbara theo tiếng Phạn và là Ô – đàm theo tiếng Trung Quốc. Đây là loài hoa thuộc loại lưỡng tính. Kích thước của nó rất bé. Hoa thường có đặc tính mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa. Vì thế mà không ít người nhầm tưởng nó không có hoa. Loài hoa này có hình chuông và chỉ có 2 cánh. Đặc biệt là khi nở, hương thơm thoang thoảng sẽ tỏa ra từ nhụy hoa..Hoa ưu đàm thường mọc xếp như nắm tay hoặc thành chùm. Nó không có tính độc nên ăn được nhưng vị của hoa lại không ngon. Ngoài ta thì loài hoa này có màu trắng muốt. Nhìn qua thì thân hoa như mưa bụi. Nó có dáng vẻ thanh mảnh, thoát tục và có thể mọc ở khắp mọi nơi nếu điều kiện sống thích hợp.

Có thể bạn chưa từng nghe đến một loài hoa mang tên hoa ưu đàm. Nhưng một khi bạn đã biết về nó thì chắc chắn là bạn sẽ nhớ mãi không quên về những điều mà loài hoa này đang chứa đựng. Không chỉ quý hiếm mà loài hoa này khi nở còn mang theo một điềm báo tốt lành đến nhân gian.

Tổng hợp những hình ảnh về hoa ưu đàm đẹp nhất

Hoa ưu đàm dưới góc nhìn Phật Giáo

Cả cây, hoa và quả của sung đều được gọi là udumbara (tiếng Phạn, tiếng Pali; tiếng Devanagari: उडुम्बर tức hoa đàm hay ưu đàm hoa) trong Phật giáo. Udumbara cũng có thể dùng để chỉ hoa Ni la ưu đàm bát la (Nila udumbara). Hoa ưu đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Từ trong tiếng Nhật udonge (優曇華, ưu đàm hoa) được thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được Thích-ca Mâu-ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.

Kinh Phật có ghi chép Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Sung (udumbara). Ví như cây bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)…; những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác. Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.

Nếu xét theo quan điểm của Phật giáo, việc hoa ưu đàm nở chính là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã chuyển thế. Đây còn gọi là Đức phật Di Lặc. Theo tương truyền thì người sẽ chuyển giới để cứu độ chúng sinh cứ 3000 năm 1 lần. Vì thế sự xuất hiện của loài hoa này được xem như là một tin báo điềm lành cho nhân gian.

Hoa ưu đàm dưới góc nhìn khoa học

Trước những thông tin về sự kiện hoa ưu đàm nở thì các chuyên gia và giáo sư về lĩnh vực sinh học đã cho rằng đây không phải là một loài hoa. Thực tế thì ưu đàm là một loài nấm. Bởi cơ thể của nó là một khối nhầy và không có cấu trúc đầy đủ của một loài hoa. Việc hoa nở là khi nó gặp được điều kiện phù hợp thì hoa sẽ tự nở. Thường thì hoa ưu đàm sẽ chọn mọc ở vật thể kim loại, đá, lá cây…

Hoa ưu đàm nở báo hiệu điều gì?

Có rất nhiều câu chuyện được kể xoay quanh loài hoa quý hiếm này. Ý nghĩa hoa ưu đàm rất đặc biệt. Một phần là bởi hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần nên nó rất được chú ý và xem như một hiện tượng kỳ bí của mẹ thiên nhiên.

Theo kể lại thì loài hoa này được nhìn thấy đầu tiên trên tượng phật Như Lai làm bằng vàng và đồng ở Hàn Quốc vào năm 1997. Lúc đó, có đến 24 bông hoa mọc trên ngực của bức tượng. Điều này được xem là một hiện tượng rất kỳ lạ và đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Thời gian sau cũng có nhiều trường hợp cho thấy loài hoa này xuất hiện ở các nước khác nhau trên thế giới. Vậy thực ra thì hoa ưu đàm nở báo hiệu điều gì?

Thế nhưng, điều đáng nói về ý nghĩa của loài hoa này chính là loài hoa ưu đàm bà la này gắn liền với quan điểm cho rằng phải 3000 năm mới xuất hiện 1 lần và đó cũng là lúc báo hiệu sự đầu thai chuyển kiếp của Đức phật Di Lặc. Cũng chính vì đức tin này mà loài hoa này còn có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”.

Tuy nhiên thì nhiều người cho rằng, thông tin về loài hoa 3000 năm mới nở 1 lần thực chất thì nó chỉ mang ý nghĩa biểu tượng hơn là ý nghĩa thực sự của nó. Bởi nếu căn cứ vào những thông tin ở kinh sách và từ điển của Phật Giáo thì loài hoa này chỉ được xem là 1 loài hoa trong truyền thuyết. Bởi từ trước đến nay, thậm chí chưa có ai từng nhìn thấy hoa ưu đàm 3000 năm và cũng không có thông tin nào xác nhận liệu loài hoa này có thật hay không.

Hoa ưu đàm có thực hay không?

Thực ra thì cho đến nay, thông tin về loài hoa ưu đàm này ngoài từ kinh Phật ra thì chưa có nhiều ở thực tế. Cũng đang có nhiều ý kiến tranh cãi về ý nghĩa và thậm chí là hình dáng của loài hoa này. Tuy nhiên là dù như thế nào thì sự xuất hiện của hoa ưu đàm bà la cũng là một sự kiện hiếm lạ và nó xứng đáng trở thành một loài hoa quý hiếm. Có thể, sự xuất hiện của nó không mang theo điềm báo gì khác ngoài việc nó mọc theo quy luật của tự nhiên khi có điều kiện sống thích hợp. Nhưng, khi bạn đặt cho mình một đức tin về sự xuất hiện của nó thì nó sẽ khiến bạn thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn và tốt đẹp hơn rất nhiều.

Sự thật về loài hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần còn có rất nhiều điều bí ẩn chưa được hé lộ. Nhưng có thể, nó sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị nếu bạn khám phá những thông tin cơ bản về nó mà chúng tôi chia sẻ trên đây.

Nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *