Tổng hợp, Đời sống

Xôn xao loài cây trăm năm mới ra hoa, nhìn qua ảnh cũng may mắn cả đời

Trên thế giới, có những loài thực vật mang ngoại hình kì lạ và mọc ở những nơi điều kiện đặc biệt. Vì hiếm thấy nên có không ít lời đồn cho rằng đó đều là “cây thần”, nếu hữu duyên gặp được hay thậm chí chỉ cần nhìn qua ảnh cũng có khả năng mang đến may mắn.

Trên thế giới, có những loài thực vật mang ngoại hình kì lạ và mọc ở những nơi điều kiện đặc biệt. Vì hiếm thấy nên có không ít lời đồn cho rằng đó đều là “cây thần”, nếu hữu duyên gặp được hay thậm chí chỉ cần nhìn qua ảnh cũng có khả năng mang đến may mắn.

Chẳng hạn như loài cây được gọi với cái tên “hoa chùa” độc đáo, mọc ở độ cao 4.000m trên dãy Himalaya thuộc địa phận Tây Tạng cũng là một trong số đó. Trên mạng xã hội đã xuất hiện không ít bài đăng viết rằng “hoa chùa” 400 năm mới ra hoa một lần và phải rất may mắn mới có thể thấy được cây này ra hoa.


Bài đăng về loài cây lạ nhận được tương tác lớn của cư dân mạng. (Ảnh: Tổ Quốc)


Cây hoa với kích thước khổng lồ hiếm có được cho là phải hữu duyên mới thấy. (Ảnh: In Defense Of Plants)

Qua tìm hiểu, thực tế bức ảnh này được sử dụng cho bài đăng đã có từ năm 2019. Thế nhưng tên chính xác của loài cây này phải là Rheum nobile và câu chuyện đằng sau nó cũng không “hư cấu” đến vậy.

Chia sẻ với AAP Fact Check, giáo sư Jürg Stöcklin của Đại học Basel – đồng tác giả của một số bài báo về loài cây này cho biết Rheum nobile là một loại thực vật ngoạn mục khi nhắc đến vòng đời. Song nó không mất đến 400 năm để ra hoa như mọi người đồn đại.


Mặc dù quả thật đặc biệt nhưng sự thật về loài cây này không “thần thánh” như lời đồn. (Ảnh: AAP Fact Check)


Rheum nobile mới thực sự là tên thật của loài thực vật này. (Ảnh: In Defense Of Plants)

Loại cây này phát triển khá chậm và khi ra hoa nó có tạo hình khổng lồ, hoàn toàn nhìn thấy được từ cách xa hàng km. Nhưng vị giáo sư khẳng định, thông tin “400 năm ra hoa 1 lần” là sai sự thật vì thời gian trung bình để Rheum nobile đạt kích thích ra hoa chỉ là 33,5 năm.

Trang AAP Fact Check sau khi liên lạc với nhiều chuyên gia thì không một ai kể tên ra được loài thực vật nào trên dãy Himalaya hay bất kì đâu trên thế giới mất đến 400 năm để ra hoa. Tính đến thời điểm hiện tại, sách Kỉ lục Thế giới Guinness mới ghi nhận loài thực vật ra hoa chậm nhất là Puya raimondii có nguồn gốc từ Bolivia. Theo đó, hoa của cây xuất hiện sau khoảng 80-150 năm.


Loài cây thực sự mọc trên dãy Himalaya và nếu leo được lên núi này mới có cơ hội ngắm nhìn hoa tận mắt. (Ảnh: Sohu)


Thời gian ra hoa của nó là hơn 30 năm thay vì 400 năm như trên mạng viết. (Ảnh: Sohu)


Cây Puya raimondii được ghi nhận là loài mất thời gian lâu nhất để ra hoa cũng chỉ vào khoảng trăm năm. (Ảnh: Plant World Seeds)

Giáo sư thực vật học của Đại học Delhi, Ấn Độ cũng chia sẻ về hiểu biết của mình với AAP Fact Check: “Đúng là nhiều cây có thời kì sinh trưởng dài. Dù vậy chúng chỉ kéo dài trong một thập kỉ hoặc lâu hơn một chút. Các loài cây đơn thân như tre, nứa mất thời gian lâu để ra hoa nhưng cũng chỉ khoảng 40 năm.”

Trước đó, dân tình trên thế giới cũng từng xôn xao với loài hoa được cho là 3.000 năm mới ra hoa một lần. Loài hoa có màu trắng tinh khiết, hình dáng tựa như chiếc chuông nhỏ, cánh mỏng xuất hiện trên những pho tượng lớn ở nhiều ngôi chùa nên được đồn chính là Ưu Đàm Bà La Hoa cực kì trân quý, phải may mắn lắm mới nhìn thấy.

https://www.yan.vn/embed/50367?overlay=false


Thứ được cho là hoa Ưu Đàm 3.000 năm mới ra hoa một lần mọc trên tượng Phật. (Ảnh: Vietnamnet)

Bất kì nơi nào phát hiện ra loài hoa này đều thu hút lượng lớn người đổ về chiêm ngưỡng, cầu may. Thế nhưng kể từ khi biết đến hoa Ưu Đàm, dân tình mới giật mình nhận ra loài hoa tưởng như quý hiếm này lại xuất hiện ở rất nhiều nơi, ngay cả trong nhà của mình.

Trang Times Of India có viết, trong Kinh Phật có nhắc đến hoa Ưu Đàm là biểu tượng của điềm lành. Song hoa Ưu Đàm xuất hiện đầy rẫy trên mạng thực chất không phải loại hoa được nhắc đến trong Kinh Phật.


Trên thực tế chúng chỉ là một loài nấm. (Ảnh: Unique Facts And Information)

Một số nhà khoa học chuyên ngành vi sinh sau khi đưa chúng nhìn dưới kính hiển vi thì cho rằng có khả năng là nấm nhầy, nấm mốc hoặc một loại nấm nào đó. Đối với hoa Ưu Đàm xuất hiện trên các vật liệu như đồng, nhôm thì họ cho rằng đó là phản ứng hóa học, không có gì kì lạ.

Mặc dù đều là hình ảnh đẹp và hiếm thấy về thế giới quanh ta nhưng mọi người không nên quá vội tin vào những câu chuyện đằng sau đó. Cần tìm đến sự kiểm chứng khoa học để có cái nhìn đúng đắn hơn vào các loại hoa trên đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *